Sự hình thành triết học Marx (Phần IV)
4. CHỦ NGHĨA MARX ĐẦU TIÊN
Hai thức nhận (insight) quan trọng mới đã được Marx khai triển: kinh tế là hình thức chủ đạo của sự tha hóa của con người, và lực lượng vật chất cần có để giải phóng nhân loại ra khỏi sự ngự trị của tình trạng tha hóa do nền kinh tế gây ra phải được tìm thấy ở giai cấp công nhân. Nhưng bấy giờ, ông chỉ nêu ra những luận điểm này một cách vắn tắt mà thôi. Bước tiếp theo là sử dụng những thức nhận này như là cơ sở cho một thế giới quan mới có hệ thống, một thế giới quan sẽ cải biến và thay thế hệ thống Hegel và tất cả mọi sự cải biến trước đó.
Năm 1844, Marx khởi sự một dự án ông theo đuổi đến hết phần đời còn lại là công cuộc nghiên cứu phê phán của mình về kinh tế học, mà Bản thảo kinh tế và triết học năm 1844 là phiên bản đầu tiên của dự án này. Với công trình này, Marx không viết với tư cách là một nhà kinh tế học. Ông muốn vượt qua những giới hạn của bộ môn khoa học kinh tế để đưa ra một lối giải thích sâu sắc hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của các quy luật kinh tế. Lối giải thích mà ông nghĩ đến được trình bày trong phần bản thảo “Lao động bị tha hóa”. Ở đây, Marx giải thích những hàm ý của kinh tế học trong quan hệ chặt chẽ với sự phê phán của Feuerbach về tôn giáo.
Hai thức nhận (insight) quan trọng mới đã được Marx khai triển: kinh tế là hình thức chủ đạo của sự tha hóa của con người, và lực lượng vật chất cần có để giải phóng nhân loại ra khỏi sự ngự trị của tình trạng tha hóa do nền kinh tế gây ra phải được tìm thấy ở giai cấp công nhân. Nhưng bấy giờ, ông chỉ nêu ra những luận điểm này một cách vắn tắt mà thôi. Bước tiếp theo là sử dụng những thức nhận này như là cơ sở cho một thế giới quan mới có hệ thống, một thế giới quan sẽ cải biến và thay thế hệ thống Hegel và tất cả mọi sự cải biến trước đó.
Năm 1844, Marx khởi sự một dự án ông theo đuổi đến hết phần đời còn lại là công cuộc nghiên cứu phê phán của mình về kinh tế học, mà Bản thảo kinh tế và triết học năm 1844 là phiên bản đầu tiên của dự án này. Với công trình này, Marx không viết với tư cách là một nhà kinh tế học. Ông muốn vượt qua những giới hạn của bộ môn khoa học kinh tế để đưa ra một lối giải thích sâu sắc hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của các quy luật kinh tế. Lối giải thích mà ông nghĩ đến được trình bày trong phần bản thảo “Lao động bị tha hóa”. Ở đây, Marx giải thích những hàm ý của kinh tế học trong quan hệ chặt chẽ với sự phê phán của Feuerbach về tôn giáo.
Rồi Marx bàn về tình trạng bị tha hóa trong hiện tại của con người. Một trong các tiền đề của ông là “con người là một thực thể-loài”. Ý niệm này được Marx lấy trực tiếp từ Feuerbach và cụ thể hóa nó bằng cách cho thấy rằng “đời sống sản xuất... là đời sống-loài”. Chính trong hoạt động, nghĩa là trong sản xuất, con người mới bộc lộ bản thân mình là thực thể-loài. Theo quan niệm này, lao động là bản chất của đời sống con người, và mọi sản phẩm của sự lao động này đều là bản chất của đời sống con người đã được di chuyển vào một đối tượng vật chất nào đó. Xét một cách lý tưởng, các vật phẩm mà người công nhân tạo ra ắt sẽ là của họ, và họ có thể giữ lại hay bỏ đi tùy thích. Dưới những điều kiện lao động bị tha hóa, khi những người công nhân phải sản xuất ra các vật phẩm mà họ không kiểm soát được chúng và chúng được dùng để chống lại người đã sản xuất ra chúng, những người công nhân ấy bị xa lạ với con người bản chất của mình.
Một hệ quả của việc con người bị xa lạ hóa với bản tính của chính mình, đó là họ cũng bị trở nên xa lạ với nhau. Hoạt động sản xuất trở thành hoạt động dưới sự thống trị, sự cưỡng bức, và dưới cái ách của người khác. Người khác này trở thành một thực thể xa lạ và thù địch. Thay vì con người quan hệ với nhau bằng cách hợp tác, thì họ lại quan hệ với nhau bằng sự cạnh tranh. Tình yêu và sự tin cậy bị thay thế bằng việc buôn bán và sự trao đổi. Con người không còn thừa nhận lẫn nhau cái bản tính người mà họ có chung; họ xem người khác như là những công cụ để đáp ứng hơn nữa các lợi ích vị kỷ của họ.
Đây là sự phê phán đầu tiên của Marx về kinh tế học. Bởi lẽ trong quan niệm của ông, chính đời sống kinh tế, chứ không phải Tinh thần hay ý thức, mới là cái thực tồn căn bản, cho nên sự phê phán này chính là việc ông đi tìm cái gì đó không ổn trong hoàn cảnh hiện tại của con người. Giải pháp nào để khắc phục tình trạng này? Đó không phải là việc tăng tiền công, vì thứ tiền công ấy không phục hồi ý nghĩa hay phẩm giá cho người công nhân hay lao động của họ. Giải pháp là xóa bỏ tiền công, khắc phục tình trạng lao động bị tha hóa, và phế bỏ nền tư hữu cho dứt điểm. Nói ngắn gọn, chủ nghĩa cộng sản chính là giải pháp.
Đấy là những luận điểm cốt yếu của “chủ nghĩa Marx đầu tiên”. Rõ ràng đó không phải là một công việc khoa học theo nghĩa mà ngày nay chúng ta hiểu về khoa học. Các lý thuyết của nó không xuất phát từ các nghiên cứu chi tiết về sự kiện, hay phải chịu những sự kiểm tra hay quan sát cẩn trọng.
Chủ nghĩa Marx đầu tiên đã được đưa xuống mặt đất hơn so với triết học của Hegel về lịch sử, nhưng nó là một thứ triết học tư biện về lịch sử chứ không phải là một công trình nghiên cứu khoa học. Đích đến của lịch sử thế giới là sự tự do của con người. Con người hiện thời chưa được tự do, vì họ không thể tổ chức được thế giới để thỏa mãn các nhu cầu của mình và để phát triển các năng lực người của mình. Nền tư hữu, dù là một sự sáng tạo của con người, nhưng nó lại thống trị và nô dịch con người. Song, sự tự do tối hậu không còn hồ nghi gì nữa, nó là tất yếu về mặt triết học. Nhiệm vụ trước mắt của lý luận cách mạng là phải hiểu cho được tình hình hiện tại đang ở giai đoạn nào trong tiến trình biện chứng đi đến sự giải phóng. Rồi tiếp đó, nó sẽ có thể khuyến khích các phong trào để nhanh chóng kết thúc giai đoạn hiện tại, mở ra một thời đại mới của sự tự do.
Một hệ quả của việc con người bị xa lạ hóa với bản tính của chính mình, đó là họ cũng bị trở nên xa lạ với nhau. Hoạt động sản xuất trở thành hoạt động dưới sự thống trị, sự cưỡng bức, và dưới cái ách của người khác. Người khác này trở thành một thực thể xa lạ và thù địch. Thay vì con người quan hệ với nhau bằng cách hợp tác, thì họ lại quan hệ với nhau bằng sự cạnh tranh. Tình yêu và sự tin cậy bị thay thế bằng việc buôn bán và sự trao đổi. Con người không còn thừa nhận lẫn nhau cái bản tính người mà họ có chung; họ xem người khác như là những công cụ để đáp ứng hơn nữa các lợi ích vị kỷ của họ.
Đây là sự phê phán đầu tiên của Marx về kinh tế học. Bởi lẽ trong quan niệm của ông, chính đời sống kinh tế, chứ không phải Tinh thần hay ý thức, mới là cái thực tồn căn bản, cho nên sự phê phán này chính là việc ông đi tìm cái gì đó không ổn trong hoàn cảnh hiện tại của con người. Giải pháp nào để khắc phục tình trạng này? Đó không phải là việc tăng tiền công, vì thứ tiền công ấy không phục hồi ý nghĩa hay phẩm giá cho người công nhân hay lao động của họ. Giải pháp là xóa bỏ tiền công, khắc phục tình trạng lao động bị tha hóa, và phế bỏ nền tư hữu cho dứt điểm. Nói ngắn gọn, chủ nghĩa cộng sản chính là giải pháp.
Đấy là những luận điểm cốt yếu của “chủ nghĩa Marx đầu tiên”. Rõ ràng đó không phải là một công việc khoa học theo nghĩa mà ngày nay chúng ta hiểu về khoa học. Các lý thuyết của nó không xuất phát từ các nghiên cứu chi tiết về sự kiện, hay phải chịu những sự kiểm tra hay quan sát cẩn trọng.
Chủ nghĩa Marx đầu tiên đã được đưa xuống mặt đất hơn so với triết học của Hegel về lịch sử, nhưng nó là một thứ triết học tư biện về lịch sử chứ không phải là một công trình nghiên cứu khoa học. Đích đến của lịch sử thế giới là sự tự do của con người. Con người hiện thời chưa được tự do, vì họ không thể tổ chức được thế giới để thỏa mãn các nhu cầu của mình và để phát triển các năng lực người của mình. Nền tư hữu, dù là một sự sáng tạo của con người, nhưng nó lại thống trị và nô dịch con người. Song, sự tự do tối hậu không còn hồ nghi gì nữa, nó là tất yếu về mặt triết học. Nhiệm vụ trước mắt của lý luận cách mạng là phải hiểu cho được tình hình hiện tại đang ở giai đoạn nào trong tiến trình biện chứng đi đến sự giải phóng. Rồi tiếp đó, nó sẽ có thể khuyến khích các phong trào để nhanh chóng kết thúc giai đoạn hiện tại, mở ra một thời đại mới của sự tự do.
ĐINH HỒNG PHÚC
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI
Đánh giá bài viết?