Chủ nghĩa khắc kỷ của Epictetus

Theo Epictetus (50-120 sau CN) là triết gia vĩ đại thuộc trường phái Khắc Kỷ (Stoicism).

Triết lý này để cao sự tri túc (contentment - có nghĩa là biết đủ). Đây là một trong những yếu tố có giá trị nhất trong cuộc sống. Tri túc đem đến một đời sống lặng lẽ, bình yên và điềm nhiên, không có gì đáng để bận tâm phiền não. Sự bình an tâm hồn là điều đáng quý trọng hơn cả. Niềm an lạc ấy được tìm thấy thông qua sự tự kiềm chế (self - control) hay tự chủ (self - mastery); đó là khả năng chế ngự lòng ham muốn và làm chủ bản thân, không để mình buông thả theo dục vọng.

Triết ký này có thể được diễn giải như sau:

Cho phép người khác khuấy động sự quân bình tâm hồn của bạn là tự đặt bạn vào tình trạng lệ thuộc vào họ, hay tồi tệ hơn thế - bởi lẽ, bạn đã để cho họ làm chủ tâm trí của mình, trong khi một kẻ nô lệ thực sự chỉ không thể tự chủ về mặt thể xác mà thôi. Bất cứ người nào có khả năng khiến bạn phải giận dữ đều trở thành chủ nhân của bạn chủ nhân của bạn. Thực tế, họ chỉ có thể khiến bạn phải nổi giận khi bạn cho phép tâm hồn mình bị họ khuấy động.

Nếu có người định biến thể xác của bạn thành một món hàng, đặt nó dưới quyền áp chế của một ai đó, hẳn là bạn sẽ rất đau khổ. Nhưng nếu bạn tự đặt sự minh mẫn của mình dưới quyền khống chế của kẻ khác, khiến nó bị khuấy động và phiền não vì những lời chỉ trích, bạn không cảm thấy đau buồn và xấu hổ hay sao?

Các đối tượng mà bạn khao khát chính là những sợi dây phiền não đeo bám và trói buộc đời bạn. Để thoát khỏi vòng phiền não, bạn cần phải loại bỏ mọi mong cầu và bám víu, từ tham muốn của cải vật chất cho đến bám víu lấy cuộc sống.

Thí dụ: Nếu ai đó đánh cắp chiếc đồng hồ đeo tay quý giá của bạn, bạn sẽ thất vọng nếu bạn quá yêu thích và gắn bó với nó. Nhưng nếu chiếc đồng hồ bị mất cắp là chiếc rẻ tiền hay đã bị hỏng hóc, bạn sẽ không cảm thấy quá buồn phiền bởi vì nó không còn là đối tượng mà bạn thực sự ham thích và bán víu.

Bạn cũng có thể giữ được sự bình lặng tâm hồn khi hiểu thấu được bản chất thực sự của muôn vật trên đời. Thí dụ: Nếu vô tình đánh vỡ một món đồ trang sức quý giá, bạn hãy tự nhủ rằng: “Xét cho cùng, nó là món đồ được tạo ra từ vật chất vô thường, tan vỡ là kết cục tất yếu của nó.” Nếu nhận thức được rằng sữa là thức uống dễ ôi, bạn sẽ dễ dàng đón nhận sự kiện ấy khi nó xảy đến- chẳng có gợn sóng nào dậy lên trong lòng bạn.

Điều tương tự cũng áp dụng đúng cho trường hợp mất mát những người thân trong đời. Nếu đứa con yêu quý của bạn chết đi, Epictetus kết luận, hay tự nhắc nhở mình rằng đứa bé là một tạo vật vô thường, có máu thịt và nằm trong vòng sanh diệt. Nếu như thực sự nhận thức được tính chất giả tạm của cuộc đời bạn có thể tỉnh táo đón nhận mọi chuyện vui buồn trong kiếp nhân sinh.

 

Đức kham nhẫn

Triết lý khắc kỷ khuyên chúng ta chấp nhận những gì không thể đổi khác. Chúng ta học cách sống với nỗi thất vọng bất khả kháng, học cách chấp nhận mọi sự mất mát không thể văn hồi và học cách chịu đựng sao cho nỗi khổ đau vơi dần và phai nhoà đi. Hầu hết mọi khổ đau trên đời đều xuất phát từ lòng người, từ thái độ phủ nhận “phần đời” của chúng ta trong cuộc sống. Chình vì lẽ đó, khuyết tật thể chất là một gánh nặng khó lòng chịu đựng nối nếu chúng ta cho phép nó “đè bẹp” chính mình.

Tuy nhiên, nếu chúng ta chấp nhận nó như một phần của cuộc sống, nó sẽ trở nên ít phiền toái hơn và “có thể chịu đựng được”. Thực tế, triết gia khắc kỷ vĩ đại Epicurus đã rút ra được bài học này từ kinh nghiệm sống của bản thân. Ông vốn là một người nô lệ, đối tượng thường bị lạm dụng và bạc đãi. Ông cũng là một kẻ tật nguyền.

Ý chí bất hoại

Triết lý khắc kỷ đề cao quan điểm cho rằng ý chí của con người phải được giữ trong tình trạng tự chủ và không thể khuất phục-nó phải độc lập, không bao giờ là đối tượng bị người khác kiểm soát. Không ai có quyền chi phối ý chí của kẻ khác, trừ phi người ấy cho phép-đúng ra, không bao giờ nên cho phép ý chí của mình bị chi phối, tốt hơn nên duy trì một tinh thần độc lập và không khoan nhượng. Socrates đã cho chúng ta một tấm gương điển hình về chủ thuyết này; xét đến lời khẳng định của nhà hiền triết ấy khi bình thảnh đón nhận cái chết do kẻ thù mang đến với mục đích bẻ gẫy ý chí của ông. “Anytus và Meletus có quyền xử tử tôi nhưng không thể phương hại được tôi”. Nói cách khác, các chính trị gia độc tài ấy không thể khuất phục được ý chí của hiền triết.

Bàn đến những thăng trầm trong đời, Epictetus khuyên rằng: “Người ta nên chuẩn bị điều gì cho những tình huống như thế? Cái gì là của tôi và cái gì không thuộc về tôi? Cái gì được dành cho tôi và cái gì không dành cho tôi? Nếu phải chết, liệu rằng tôi nên chết cùng với lời than phiền hay sao? Nếu tôi phải chịu cảnh lưu đày, liệu rằng ai có thể cấm tôi ra đi với nụ cười, niềm hoan hỉ và sự bằng lòng?”

“- Nhưng ta sẽ xiềng xích người! - Này, anh bạn đang nói điều gì thế? Xiềng xích tôi ư? Bạn có thể cùm chân tôi nhưng không thể trói buộc được ý chí tôi, ngay cả Thượng đế cũng không thể làm được điều đó. - Ta sẽ ném ngươi vào ngục! - À, anh bạn vẫn muốn nói đến thân xác khốn khổ của tôi đấy ư? - Ta sẽ chặt đầu ngươi!- Và trước đó, tôi sẽ nói với anh bạn rằng tôi có một vật không thể nào bị chặt đứt được."

Điều bí nhiệm về cái chết là “giống như một người buông bỏ cái thuộc về kẻ khác.” Khi đứng trước cái chết, người ta không nên cho rằng mình sắp mất đi mạng sống, mà đúng hơn là “mình sắp trả lại mạng sống.” Con người phải trả lại cho Thượng đế cái mà Ngài đã ban phát cho họ.

Những vấn đề của cuộc sống

Theo Epictetus, nên thành tâm đón nhận mọi khó khăn trắc trở trong cuộc sống. Chúng ta không bao giờ nên trốn tránh chúng, bởi đó là những bài tập rèn luyện tinh thần đáng được mong đợi. Hãy xem chúng là sàn tập để bạn có dịp đánh vật cùng Thượng đế, rồi khi thử thách đã qua, bạn trở thành một người vững vàng và tốt đẹp hơn. Giống như thân thể cần đến những bài tập vận động để giữ được sức khỏe và sự cường tráng, tinh thần cũng cần đến những bài tập rèn luyện nghị lưc. Vì thế, những khó khăn trắc trở trong đời phải được thành tâm đối mặt và đón nhận.

Quan niệm khắc kỷ về tình dục

Theo Epictetus, mọi hình thức hạm muốn nhục dục là không đáng mơ tưởng, bởi lẽ chúng chỉ khiến chúng ta trở thành những kẻ nô lệ cho dục vọng của chính mình. Tiết dục là điều đáng được lựa chọn hơn là phóng dục. Tình dục là yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất, khuấy động sự bình yên của tâm hồn. Tốt nhất chúng ta nên tránh mọi hình thức quan tâm đến tính dục. Xét cho cùng, thiết tưởng không ai nằm trong vòng tay tình nhân lại có thể giữ được tâm hồn bình lặng và tỉnh táo.

“Hôm nay tôi gặp được một người đẹp,” Epictetus dẫn giải, “tôi đã không tự nhủ rằng ước gì mình có thể gần gũi với cô ta, rằng được làm chồng của cô ta là một điều hạnh phúc-nên biết rằng điều đó sẽ dẫn thẳng đến ý tưởng “được ngoại tình với cô ta là một điều hạnh phúc!” Tôi cũng không mường tượng đến hình ảnh cô ta tìm đến bên tôi, cởi bỏ xiêm y và nằm xuống bên cạnh tôi... Tôi chỉ lắc đầu và tự nhủ: “Tốt lắm, Epictetus! Ngươi vẫn giữ được tỉnh táo.” Thậm chí, nếu như người phụ nữ ấy tỏ ý thích tôi, ra dấu mời gọi, đến bên tôi và thỏ thẻ những lời âu yếm bên tai tôi, tôi cũng sẽ bình thản và tự vui với niềm kiêu hãnh của mình. Vượt qua chính mình là dạng chiến thắng mà bất cứ người đàn ông nào cũng có quyền tự hào...”.

S.T
 
Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?