Siêu hình học: Từ lịch sử đến hiện tại
Vấn đề siêu hình học, quan niệm vế siêu hình học luôn là một vấn đề trọng tâm và nan giải nhất của triết học, vì nó có liên quan mật thiết đến dự lý giải về triết học, về động thái của đối tượng triết học và về sứ mệnh của triết học trong văn hoá.
Siêu hình học (tiếng Anh: Metaphysics bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp: μετά (meta) = "sau", φυσικά (phisiká) = "lý thuyết vật chất; hay Vật lý". Do đó, từ này có nghĩa là "Sau Vật lý"). Lưu ý, từ "Vật lý" ở đây ám chỉ những công trình nghiên cứu vật chất của Aristotle trong thời cổ đại) là một nhánh triết học quan tâm đến việc giải thích bản chất của thế giới. Đây là một môn học về sự tồn tại hoặc sự thật. Nó quan tâm đến các câu hỏi như: Bản chất của sự thật là gì? Đâu là vị trí đầu tiên của con người trong vũ trụ? Màu sắc là chủ quan hay khách quan? Liệu thế giới có xuất hiện bên ngoài trí óc của chúng ta hay không? Bản chất của vật thể, sự kiện, nơi chốn là gì?
Siêu hình học (tiếng Anh: Metaphysics bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp: μετά (meta) = "sau", φυσικά (phisiká) = "lý thuyết vật chất; hay Vật lý". Do đó, từ này có nghĩa là "Sau Vật lý"). Lưu ý, từ "Vật lý" ở đây ám chỉ những công trình nghiên cứu vật chất của Aristotle trong thời cổ đại) là một nhánh triết học quan tâm đến việc giải thích bản chất của thế giới. Đây là một môn học về sự tồn tại hoặc sự thật. Nó quan tâm đến các câu hỏi như: Bản chất của sự thật là gì? Đâu là vị trí đầu tiên của con người trong vũ trụ? Màu sắc là chủ quan hay khách quan? Liệu thế giới có xuất hiện bên ngoài trí óc của chúng ta hay không? Bản chất của vật thể, sự kiện, nơi chốn là gì?
1. “Siêu hình học” là “triết học thứ nhất” của Aristotle.
Bản thân Aristotle chưa sử dụng thuật ngữ “siêu hình học”. Song, nếu căn cứ vào những tác phẩm của ông tập hợp lại dười tên gọi “siêu hình học”, thì có thể khẳng định rằng, trong quan niệm của Aristotle, siêu hình học là học thuyết về những nguyên tắc và các bản nguyên tối cao, siêu kinh nghiệm của tồn tại, của nhận thức, của văn hoá và vủa con người.
Như đã rõ, Andronicus (thế kỷ I trước CN.) đã đưa ra thuật ngữ “siêu hình học” khi hệ thống hoá các tác phẩm của Aristotle. Ông xếp vào “siêu hình học” các tác phẩm mà Aristotle đề cập tới “tồn tại như là cái thực tồn”, tới”các hình thức thư nhật của cái thực tồn”. Toàn bộ di sản lý luận của Aristotle được phân ra thành ba bộ phận là: 1) Vật lý học - nghiên cứu giới tự nhiên, 2) triết học - nghiên cứu cái thực tồn và sự tồn tại của cái thực tồn, 3)đạo đức học - nghiên cứu cái do con người tạo ra, cái có quan hệ cới lối sống, lối ứng xử của con người (etos).
Như vậy, “siêu hình học” (triết học thứ nhất” của Aristotle nghiên cứu cái thực tồn và sự tồn tại của cái thực tồn, các bản nguyên và những nguyên tắc của mọi cái thực tồn; các bản nguyên này cũng chính là mục đính nhận thức và nguồn gốc khoái cảm của con người. Về thực chất, siêu hình học cổ đại cùng với việc tìm tòi những nguyên tắc hay các bản nguyên siêu hình học nói chung.
2. Siêu hình học trung cổ.
Trong triết học trung cổ, siêu hình học thể hiện là hình thức tối cao của nhận thức lý tính về tồn tại, về sự phục tùng tri thức siêu lý tính được đem lại trong mặc khải. Thomas Aquinas đã luận chứng cho sự đồng nhất giữa “triết học thứ nhất”, siêu học thứ nhất là sự nhận thức nguyên nhân tối cao (Chúa, Đấng Sáng thế với tư cách nguyên nhân thứ nhất của vạn vật), còn siêu hình học thì khảo cứu cái thực tồn và những gì có quan hệ với nó. Triết học Aristotle được Thomas Aquinas lĩnh hội theo chiều hưỡng dẫn tới sự xuất hiện hệ tín điều của cả niềm tin lẫn của triết học thứ nhất. Triết học này (siêu hình học Aristotle), theo ông, khi vạch ra mối liên hệ đặc thù giữa “triết học thứ nhất” với thần học đã định hướng thế giới quan trung cổ với ý niệm về Chúa như một Đấng Sáng thế, với sự nhận thức về Chúa như là nguyên nhân tối cao và với những luận chứng cho sự tồn tại của Chúa. Triết học thứ nhất của Aristotle khi đặt ra vấn đề bản chất của cái thực tồn và cái thực tồn tổng thể với tư cách là cái tối cao và cái tối hậu (Thượng đế) đã đánh đống niềm tin Thiên Chúa giáo với chính nội dung trong học thuyết triết học của ông. Từ đó, người ta đã biến cái là vấn đề ở Aristotle thành chân lý hiển nhiên và qua đó, đồng nhất “triết học thứ nhất” của ông với siêu hình học và thần học. Tuy nhiên, nói một cách chính xác hơn, thần học trung cổ không gắn liền với vấn đề xác định tồn tại nói chung như của Aristotle, mà toàn bộ siêu hình học phải phục tùng thần học một cách tuyệt đối.
Đánh giá bài viết?