Các triết gia Tây Âu trung cổ
Téctuliêng (khoảng 160-230), nhà triết học khởi xướng việc tách triết học khỏi tôn giáo, theo ông trí tuệ không có khả năng sáng tạo mà tôn giáo mới bao hàm tất cả Téctuliêng đối lập Chúa trời với chân lý của con người và đưa ra kết luận: ''tôi tin bởi vì điều đó là vô lý''. Téctuliêng cho rằng lý trí chỉ nhận thức được giới tự nhiên còn niềm tin tôn giáo thì vượt ra ngoài giới hạn đó với mục đích nhận thức Thượng đế. Theo ông Thượng đế là vật thể nhưng Thượng đế như Mặt trời, con người chỉ nhìn thấy các tia sáng mà không nhìn thấy bản chất của Mặt trời.
Ôguytxtanh (354-430), nhà triết học, nhà văn, giáo chủ được phong thánh, ông bác bỏ tính chất thần thánh trong các vật tự nhiên và kết luận: ''Không có Thượng đế trong các sự vật cảm biết''. Ôguytxtanh cho rằng lý trí của con người là tự do nhưng chỉ trong giới hạn định sẵn của Chúa và quá trình nhận thức của con người chính là quá trình nhận thức Thượng đế. Trong nhận thức Thượng đế có ba cấp độ: Thứ nhất là thông qua những cảm giác bên ngoài, hai là thông qua cảm giác bên trong, ba là nhận thức bởi lý trí. Theo ông thì trong tâm hồn con người đã có sự chỉ ra chân lý tối cao và từ chân lý tối cao này nảy sinh ra các chân lý khác. Thượng đế chính là chân lý tối cao.
Ôguytxtanh (354-430), nhà triết học, nhà văn, giáo chủ được phong thánh, ông bác bỏ tính chất thần thánh trong các vật tự nhiên và kết luận: ''Không có Thượng đế trong các sự vật cảm biết''. Ôguytxtanh cho rằng lý trí của con người là tự do nhưng chỉ trong giới hạn định sẵn của Chúa và quá trình nhận thức của con người chính là quá trình nhận thức Thượng đế. Trong nhận thức Thượng đế có ba cấp độ: Thứ nhất là thông qua những cảm giác bên ngoài, hai là thông qua cảm giác bên trong, ba là nhận thức bởi lý trí. Theo ông thì trong tâm hồn con người đã có sự chỉ ra chân lý tối cao và từ chân lý tối cao này nảy sinh ra các chân lý khác. Thượng đế chính là chân lý tối cao.
Giangxcốt Êrigiennơ (810-877), nhà triết học theo chủ nghĩa duy thực, ông cho rằng thế giới, kể cả con người, không tồn tại độc lập mà luôn phụ thuộc vào Thượng đế. Con người chỉ như một thế giới thu nhỏ đặc biệt, trong đó tái hiện những giai đoạn phát triển căn bản của giới tự nhiên. Giăngxcốt Êrigiennơ còn đưa ra quan niệm lý trí và lòng tin hoàn toàn dung hợp nhau, ông quan niệm cái chung có trước cái riêng và cái chung chính là bản chất của sự vật Pin Abêla (1079-1142), nhà triết học theo phái duy danh, người Pháp, ông đề cao vai trò của lý trí, cho rằng chỉ có lý trí mới đạt tới nhận thức chân lý. Abêra khẳng định những khái niệm chung không phải những thực thể đặc biệt, tồn tại bên ngoài thế giới vật thể, nhưng chúng cũng không tồn tại trong bản thân vật thể. Theo ông thì ý nghĩa của khái niệm chung chỉ nằm trong ý nghĩa của từ.
Tô mát Đacanh (1225-1274), nhà triết học, nhà thần học, sinh tại Italia, học thuyết của ông được nhà thờ đạo Thiên chúa ủng hộ và dùng làm hệ tư tưởng của mình. Tô mát Đa canh cho rằng ''chân lý của niềm tin tôn giáo'' không phải lúc nào cũng đạt tới bằng sự chứng minh hợp lý và những chân lý thần bọc là một dạng siêu lý trí Từ đó ông rút ra kết luận triết học thấp hơn thần học và sự anh minh của con người không bằng sự anh minh của Chúa. Theo Tô mát Đa canh thế giới mà con người đang sống được Thượng đế tạo ra từ hư vô cho nên nó không phải vĩnh cửu mà chỉ là sự chuẩn bị của ''vương quốc giầu có ở trên trời''. ông coi Thượng đế là hình thức thuần túy tước bỏ vật chất, là nguyên nhân sự tác động chất cùng của thế giới loài người đang tôn tạo. Đối với Tô mát Đa canh mọi nhận thức đều diễn ra trong chủ thể nhờ tiếp thu khách thể, nhưng nó chỉ tiếp thu những cái tồn tại trong khách thể giống với chủ thể, nghĩa là hình ảnh chứ không phải bản dân sự vật chất. Ông cắt nghĩa điều này như sau: khi gia nhập vào tinh thần của các nhận thức, tức chủ thể, thì cái được nhận thức bị mất tính vật chất nanh và chỉ tồn tại với tính cách là hình dạng và hình dạng của sự vật là hình ảnh nhận thức của chính nó. Tô mát Đa canh hia hình dạng thành hai loại cảm tính là lý tính.
Đơn Xcốt (1265-1308), nhà triết học người Anh, theo ông Thượng đế là một tồn tại bất tận cho nên chứng minh về sự tồn tại của Thượng đế cũng đồng nghĩa chứng minh các tồn tại bất tận là có. Tất nhiên con người có thể chứng minh được sự tồn tại của Thượng đế nhưng không thể nhận thức được Thượng đế vì Ngài có quyền tự do lựa chọn tuyệt đối. Đơn Xcốt cho rằng ngoại trừ Thượng đế là hình thức thuần túy phi vật chất ra, còn lại mọi thực thể trong đó có tinh thần và thiên thần, đều dừng lại ở dạng vật chất hoặc bao gồm cả hình thức và vật chất. Ông quan niệm cái chung vừa tồn tại trong các sự vật, vừa tồn tại sau các sự vật, trường hợp thứ nhất với tư cách là bản chất của hình nó, trường hợp sau với tư cách đã bị con người trừu tượng hoá thành khái niệm. Đơn Xcốt khẳng định tri thức hình thành từ tinh thần và đối tượng nhận thức, hơn nữa theo ông ý trí cao hơn lý chí và ở trường hợp của Thượng đế ý chí trở thành tự do.
Rôgiê Bêcơn (khoảng 1214-1294), nhà triết học của pháp khoa học thực nghiệm, người Anh, theo ông siêu hình học là khoa học lý luận chung giải thích mối quan hệ giữa khoa học bộ phận và đem lại cho các khoa học bộ phận đó những quan điểm cơ bản. Bản thân siêu hình học cũng được xây dựng trên thành quả của các khoa học đó. Bêcơn phê phán các phương pháp kinh viện tách khỏi đời sống, ông cho rằng sự sùng bái, thói quen, tính vô căn cứ là những trở ngại đối với chân lý. Bêcơn đánh giá cao vai trò của kinh nghiệm trong việc kiểm tra chân lý.
Guyôm Ốccam (khoảng 1300-1350), thà triết học theo chủ nghĩa duy danh, nhà thần học, chính trị gia, người Anh, ông chống lại chức Giáo hoàng và đề cao quyền lực của quốc vương thế tục. Ốc cam cho rằng chỉ những sự vật độc lập là tồn tại thực sự, còn cái chung chỉ tìm thấy trong tinh thần, trong từ ngữ vì cái chung chỉ diễn đạt và mô tả tính giống nhau trong các đối tượng riêng lẻ mà thôi. Trong nhận thức luận ông chia ra làm hai loại: nhận thức trực giác và nhận thức trừu tượng, tất nhiên loại thứ nhất được đề cao hơn.
Guyôm Ốccam (khoảng 1300-1350), thà triết học theo chủ nghĩa duy danh, nhà thần học, chính trị gia, người Anh, ông chống lại chức Giáo hoàng và đề cao quyền lực của quốc vương thế tục. Ốc cam cho rằng chỉ những sự vật độc lập là tồn tại thực sự, còn cái chung chỉ tìm thấy trong tinh thần, trong từ ngữ vì cái chung chỉ diễn đạt và mô tả tính giống nhau trong các đối tượng riêng lẻ mà thôi. Trong nhận thức luận ông chia ra làm hai loại: nhận thức trực giác và nhận thức trừu tượng, tất nhiên loại thứ nhất được đề cao hơn.
Sưu tầm
Đánh giá bài viết?