Chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa kinh nghiệm
"Chủ nghĩa duy lý" nhấn mạnh vai trò của lý trí con người. Chủ nghĩa duy lý cực đoan tìm mọi cách để gán tất cả kiến thức con người lên nền tảng độc nhất là lý trí. Kiểu lý luận điển hình của chủ nghĩa duy lý bắt đầu bằng những tiên đề không thể chối cãi rành rọt được, để từ đó, bằng các bước logic, diễn dịch ra mọi đối tượng kiến thức có thể có.
Parmenides (sinh năm 510 TCN) được cho là nhà triết học duy lý đầu tiên, người đã tranh nghĩ thực sự có xảy ra là không thể hồ nghi, mà việc suy nghĩ phải có đối tượng suy nghĩ, do đó, một sự vật phải thật sự tồn tại. Parmenides diễn dịch rằng những gì thật sự tồn tại phải có những tính chất nhất định– thí dụ như, nó không thể bắt đầu tồn tại hoặc chấm dứt tồn tại, nó là một chỉnh thể trọn vẹn, nó giữ nguyên bản chất vĩnh viễn (đúng hơn là tồn tại hoàn toàn bên ngoài thời gian). Zeno (sinh năm 489 TCN) là học trò của Parmenides, đã tranh luận rằng sự vận động là bất khả thi, và chứa đựng sự mâu thuẫn.
Parmenides (sinh năm 510 TCN) được cho là nhà triết học duy lý đầu tiên, người đã tranh nghĩ thực sự có xảy ra là không thể hồ nghi, mà việc suy nghĩ phải có đối tượng suy nghĩ, do đó, một sự vật phải thật sự tồn tại. Parmenides diễn dịch rằng những gì thật sự tồn tại phải có những tính chất nhất định– thí dụ như, nó không thể bắt đầu tồn tại hoặc chấm dứt tồn tại, nó là một chỉnh thể trọn vẹn, nó giữ nguyên bản chất vĩnh viễn (đúng hơn là tồn tại hoàn toàn bên ngoài thời gian). Zeno (sinh năm 489 TCN) là học trò của Parmenides, đã tranh luận rằng sự vận động là bất khả thi, và chứa đựng sự mâu thuẫn.
Plato (427-347) cũng bị ảnh hưởng bởi Parmenides, nhưng ông đã kết hợp chủ nghĩa duy lý với một dạng của chủ nghĩa hiện thực. Triết gia này đã cất công xem xét sự tồn tại và bản chất của sự vật. Ông kết luận đặc tính của những bản chất sự vật là chúng mang tính chung trên toàn cầu. Bản chất của một con người, của một hình tam giác, của một cái cây có thể áp dụng cho tất cả con người, tất cả hình tam giác và tất cả các loại cây. Plato tranh luận rằng những bản chất này là những hình thái không phụ thuộc vào trí não, rằng con người có thể biết đến chúng bằng lý trí và bằng cách làm ngơ trước những thứ làm phân tâm do giác quan gây ra.
Chủ nghĩa duy lý hiện đại bắt đầu với Réne Descartes (1596-1690). Nghiền ngẫm về bản chất của trải nghiệm tri giác, cũng như những khám phá khoa học trong sinh lý học và quang học, Descartes (và cả John Locke) đã đi đến quan điểm rằng chúng ta trực tiếp ý thức được ý nghĩ, chứ không phải sự vật. Quan điểm này làm nảy sinh ba vấn đề.
Có phải các ý nghĩ là bản sao thực thụ của những sự vật, sự việc mà chúng đại diện? Cảm giác không phải là sự tương tác trực tiếp giữa các vật thể và ý thức của ta, mà nó là quá trình sinh lý bao hàm sự đại diện (thí dụ như, một hình ảnh trên võng mạc). Locke nghĩ rằng một "tính chất phụ", như cảm giác thấy màu xanh lục, không thể nào giống sự sắp xếp các phân tử vật chất sinh ra cảm giác đó, dù là ông cũng nghĩ "những tính chất chính" như hình dạng, kích thước, con số, thực sự có trong các sự vật.
Chủ nghĩa duy lý hiện đại bắt đầu với Réne Descartes (1596-1690). Nghiền ngẫm về bản chất của trải nghiệm tri giác, cũng như những khám phá khoa học trong sinh lý học và quang học, Descartes (và cả John Locke) đã đi đến quan điểm rằng chúng ta trực tiếp ý thức được ý nghĩ, chứ không phải sự vật. Quan điểm này làm nảy sinh ba vấn đề.
Có phải các ý nghĩ là bản sao thực thụ của những sự vật, sự việc mà chúng đại diện? Cảm giác không phải là sự tương tác trực tiếp giữa các vật thể và ý thức của ta, mà nó là quá trình sinh lý bao hàm sự đại diện (thí dụ như, một hình ảnh trên võng mạc). Locke nghĩ rằng một "tính chất phụ", như cảm giác thấy màu xanh lục, không thể nào giống sự sắp xếp các phân tử vật chất sinh ra cảm giác đó, dù là ông cũng nghĩ "những tính chất chính" như hình dạng, kích thước, con số, thực sự có trong các sự vật.
Ta vẫn chưa rõ làm thế nào những vật thể tự nhiên như bàn, ghế hoặc ngay cả những quá trình sinh lý trong não bộ có thể sản sinh ra những thứ thuộc về tinh thần như ý nghĩ. Điều này là một trong những vướng mắc của một vấn đề triết học nổi tiếng, vấn đề tinh thần-cơ thể.
Nếu tất cả những gì chúng ta ý thức được chỉ là ý nghĩ, vậy làm sao ta có thể biết được có thứ gì khác tồn tại ngoài ý nghĩ ra?
Nếu tất cả những gì chúng ta ý thức được chỉ là ý nghĩ, vậy làm sao ta có thể biết được có thứ gì khác tồn tại ngoài ý nghĩ ra?
Descartes nỗ lực giải quyết vấn đề cuối cùng bằng lý luận. Ông đã bắt đầu bằng một nguyên lý mà ông nghĩ là không thể bắt bẻ hiệu quả được: Tôi "biết suy nghĩ", do đó tôi "tồn tại". Từ nguyên lý này, Descartes tiến hành xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh về kiến thức (trong đó ông chứng minh sự tồn tại của Thượng Đế, bằng một dạng bản thể luận). Quan điểm của ông đã thu hút được những triết gia như Baruch Spinoza, Gottfried Leibniz và Christian Wolff.
Nói chung, chủ nghĩa duy lý thường đối lập với chủ nghĩa kinh nghiệm, một học thuyết dựa trên cơ sở kiến thức về năm giác quan của con người chúng ta. John Locke, một triết gia theo chủ nghĩa kinh nghiệm đầu tiên của Anh quốc, đưa ra quan điểm chủ nghĩa kinh nghiệm cổ điển trong tác phẩm An Essay Concerning Human Understanding vào năm 1689, phát triển một dạng tự nhiên chủ nghĩa và kinh nghiệm chủ nghĩa trên cơ sở các nguyên tắc gần như khoa học.
Trong suốt kỷ nguyên này, những ý tưởng tôn giáo đóng vai trò hỗn hợp trong những nỗ lực của triết học thế tục. Bài phản bác nổi tiếng của giám mục Berkeley bài xích Isaac Newton theo cách của chủ nghĩa lý tưởng là một thí dụ về một triết gia trong trào lưu Khai Sáng, (một giai đoạn trong lịch sử). Họ đúc kết khá nhiều từ những ý tưởng tôn giáo. Các triết gia tôn giáo có sức ảnh hưởng khác gồm có Blaise Pascal, Joseph Butler và Jonathan Edwards. Những triết gia lớn khác như Jean-Jacques Rousseau và Edmund Burke, đã chọn con đường hơi khác. Việc nhiều triết gia thời bấy giờ chỉ tập trung quan tâm những vấn đề được giới hạn đã dự báo cho sự phân chia ra và chuyên môn hoá nhiều lĩnh vực triết học trong thế kỷ 20.
Nói chung, chủ nghĩa duy lý thường đối lập với chủ nghĩa kinh nghiệm, một học thuyết dựa trên cơ sở kiến thức về năm giác quan của con người chúng ta. John Locke, một triết gia theo chủ nghĩa kinh nghiệm đầu tiên của Anh quốc, đưa ra quan điểm chủ nghĩa kinh nghiệm cổ điển trong tác phẩm An Essay Concerning Human Understanding vào năm 1689, phát triển một dạng tự nhiên chủ nghĩa và kinh nghiệm chủ nghĩa trên cơ sở các nguyên tắc gần như khoa học.
Trong suốt kỷ nguyên này, những ý tưởng tôn giáo đóng vai trò hỗn hợp trong những nỗ lực của triết học thế tục. Bài phản bác nổi tiếng của giám mục Berkeley bài xích Isaac Newton theo cách của chủ nghĩa lý tưởng là một thí dụ về một triết gia trong trào lưu Khai Sáng, (một giai đoạn trong lịch sử). Họ đúc kết khá nhiều từ những ý tưởng tôn giáo. Các triết gia tôn giáo có sức ảnh hưởng khác gồm có Blaise Pascal, Joseph Butler và Jonathan Edwards. Những triết gia lớn khác như Jean-Jacques Rousseau và Edmund Burke, đã chọn con đường hơi khác. Việc nhiều triết gia thời bấy giờ chỉ tập trung quan tâm những vấn đề được giới hạn đã dự báo cho sự phân chia ra và chuyên môn hoá nhiều lĩnh vực triết học trong thế kỷ 20.
Theo Wikipedia
-------------------------------
Từ khóa: Triết học, triết học phương tây, triết học phương tây hiện đại, triết học phương đông, nho giáo, phật giáo, đạo giáo, công giáo, triết học Hy Lạp cổ đại, triết học trung cổ, triết học tôn giáo, triết học phục hưng, triết học cận đại, triết học hiện sinh, chủ nghĩa hậu hiện đại, chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa thực dụng, các trường phái triết học, các nhà triết học, các cặp phạm trù, triết học mác lênin, vấn đề cơ bản của triết học, triết học là gì?, triết học lục địa, triết học phân tích, mỹ học, giáo trình triết học, chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa kinh nghiệm, triết học tôn giáo, triết học thần học...
Đánh giá bài viết?