Chủ nghĩa kinh nghiệm Anh
Các khái niệm sơ khởi về sự tồn tại của "các ý niệm bẩm sinh" đã là chủ đề của cuộc tranh luận giữa các nhà duy lý lục địa và các nhà kinh nghiệm chủ nghĩa Anh trong suốt thời gian từ thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 18. John Locke, George Berkeley, và David Hume đã là những người diễn giải chính của chủ nghĩa kinh nghiệm.
Phản ứng lại "chủ nghĩa duy lý" lục địa mà người bảo vệ xuất chúng nhất là René Descartes (một cách tiếp cận triết học mà không nên nhầm lẫn với chủ nghĩa duy lý nói chung), John Locke (1632-1704), trong cuốn Luận về hiểu biết của con người (An Essay Concerning Human Understanding) năm 1689, đã đề xuất một quan điểm mới mẻ và có tầm ảnh hưởng rất lớn, trong đó nói rằng tri trức duy nhất mà con người có thể có là tri thức hậu nghiệm, nghĩa là dựa trên các trải nghiệm. Người ta ghi nhận Locke với khẳng định của ông rằng tâm thức con người là một tabula rasa, một "cái bảng trống trơn", trong lời của Locke là "trang giấy trắng," mà viết trên đó là các trải nghiệm rút ra từ các ấn tượng giác quan khi cuộc đời của một con người tiến triển. Có hai nguồn cho các ý niệm của chúng ta: cảm giác và suy tưởng. Trong cả hai trường hợp, ông phân biệt giữa các ý niệm đơn và các ý niệm phức. Các ý niệm đơn không thể phân tích được, và được phân ra thành các tính chất sơ cấp và thứ cấp. Các ý niệm phức là kết hợp của các ý niệm đơn giản hơn và được chia thành các chất, các dạng thức và các quan hệ. Theo Locke, tri thức của ta về sự vật là một tri giác về các ý niệm hợp nhau hay không hợp nhau, điều này rất khác với câu hỏi của Descartes về tính xác tín.
Một thế hệ sau, mục sư người Ailen George Berkeley (1685-1753) xác định rằng quan niệm của Locke đã mở ngay một cánh cửa mà cuối cùng sẽ dẫn tới chủ nghĩa vô thần. Để phản ứng lại Locke, trong cuốn "Luận về các nguyên lý của tri thức con người" (Treatise Concerning the Principles of Human Knowledge) năm 1710, ông đã đề xuất một hình thức khác rất cực đoan của chủ nghĩa kinh nghiệm, trong đó sự vật chỉ tồn tại do chúng đang được tri giác hoặc bởi thực tế rằng chúng là các thực thể đang thực hiện việc tri giác. (Đối với Berkeley, Chúa trời thực hiện công việc tri giác giúp con người mỗi khi con người không ở quanh một sự vật để làm việc đó. Nhờ đó mà sự vật có thể tồn tại mà không cần lúc nào có người đang nhìn/nghe/ngửi/sờ thấy nó.) Trong tác phẩm Alciphron, Berkeley đã khẳng định rằng bất cứ trật tự nào mà con người có thể nhìn thấy trong thiên nhiên đều là ngôn ngữ hay chữ viết tay của Chúa trời. (Thornton, 1987) Sau này, cách tiếp cận của Berkeley đối với chủ nghĩa kinh nghiệm đã được gọi là chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
Phản ứng lại "chủ nghĩa duy lý" lục địa mà người bảo vệ xuất chúng nhất là René Descartes (một cách tiếp cận triết học mà không nên nhầm lẫn với chủ nghĩa duy lý nói chung), John Locke (1632-1704), trong cuốn Luận về hiểu biết của con người (An Essay Concerning Human Understanding) năm 1689, đã đề xuất một quan điểm mới mẻ và có tầm ảnh hưởng rất lớn, trong đó nói rằng tri trức duy nhất mà con người có thể có là tri thức hậu nghiệm, nghĩa là dựa trên các trải nghiệm. Người ta ghi nhận Locke với khẳng định của ông rằng tâm thức con người là một tabula rasa, một "cái bảng trống trơn", trong lời của Locke là "trang giấy trắng," mà viết trên đó là các trải nghiệm rút ra từ các ấn tượng giác quan khi cuộc đời của một con người tiến triển. Có hai nguồn cho các ý niệm của chúng ta: cảm giác và suy tưởng. Trong cả hai trường hợp, ông phân biệt giữa các ý niệm đơn và các ý niệm phức. Các ý niệm đơn không thể phân tích được, và được phân ra thành các tính chất sơ cấp và thứ cấp. Các ý niệm phức là kết hợp của các ý niệm đơn giản hơn và được chia thành các chất, các dạng thức và các quan hệ. Theo Locke, tri thức của ta về sự vật là một tri giác về các ý niệm hợp nhau hay không hợp nhau, điều này rất khác với câu hỏi của Descartes về tính xác tín.
Một thế hệ sau, mục sư người Ailen George Berkeley (1685-1753) xác định rằng quan niệm của Locke đã mở ngay một cánh cửa mà cuối cùng sẽ dẫn tới chủ nghĩa vô thần. Để phản ứng lại Locke, trong cuốn "Luận về các nguyên lý của tri thức con người" (Treatise Concerning the Principles of Human Knowledge) năm 1710, ông đã đề xuất một hình thức khác rất cực đoan của chủ nghĩa kinh nghiệm, trong đó sự vật chỉ tồn tại do chúng đang được tri giác hoặc bởi thực tế rằng chúng là các thực thể đang thực hiện việc tri giác. (Đối với Berkeley, Chúa trời thực hiện công việc tri giác giúp con người mỗi khi con người không ở quanh một sự vật để làm việc đó. Nhờ đó mà sự vật có thể tồn tại mà không cần lúc nào có người đang nhìn/nghe/ngửi/sờ thấy nó.) Trong tác phẩm Alciphron, Berkeley đã khẳng định rằng bất cứ trật tự nào mà con người có thể nhìn thấy trong thiên nhiên đều là ngôn ngữ hay chữ viết tay của Chúa trời. (Thornton, 1987) Sau này, cách tiếp cận của Berkeley đối với chủ nghĩa kinh nghiệm đã được gọi là chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
Nhà triết học người Scotland David Hume (1711-1776) đã bổ sung vào quan điểm của chủ nghĩa kinh nghiệm một chủ nghĩa hoài nghi cực đoan mà ông đem đến để chống lại các luận cứ và phản luận đã được chất đống lại của các nhà triết học khác, trong đó có Descartes, Locke và Berkeley. Hume lý luận trên quan điểm gìn giữ quan niệm kinh nghiệm chủ nghĩa rằng mọi tri thức đều bắt nguồn từ trải nghiệm giác quan. Cụ thể, ông phân chia tất cả các tri thức của con người thành hai loại: các quan hệ của ý niệm và sự kiện thực tế. Các mệnh đề toán học và lôgic (chẳng hạn, "bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông") là các ví dụ của các quan hệ của ý niệm, còn các mệnh đề có liên quan đến quan sát nào đó về thế giới (chẳng hạn, "ngày mai mặt trời sẽ mọc") là các ví dụ của sự kiện thực tế. Lần lượt, tất cả các "ý niệm" của một người được rút ra từ các "ấn tượng" của người đó. Đối với Hume, một "ấn tượng" gần như tương ứng với cái mà ta gọi là một cảm giác. Khi ghi nhớ hoặc hình dung các ấn tượng như vậy là khi ta có một "ý niệm". Do đó, ý niệm là bản sao mờ nhạt của cảm giác.
Chủ nghĩa kinh nghiệm của David Hume đã dẫn đến nhiều trường phái triết học
Qua các luận cứ hoài nghi (các luận cứ này đã trở nên nổi tiếng bởi lôgic khó quên của chúng), Hume đã khẳng định rằng tất cả các tri thức, ngay cả các niềm tin cơ bản nhất về thế giới tự nhiên, không thể được thiết lập một cách chắc chắn bởi lý tính. Thay vào đó, ông khẳng định rằng, các niềm tin của ta chẳng qua là kết quả của các thói quen tích lũy, chúng được phát triển để đáp ứng với các trải nghiệm giác quan được tích lũy. Bên cạnh nhiều luận cứ của mình, Hume còn bổ sung một thiên kiến quan trọng cho cuộc tranh luận về phương pháp khoa học — đó là vấn đề quy nạp. Hume lý luận rằng ta cần đến lập luận quy nạp để đi đến các tiền đề cho nguyên lý của lập luận quy nạp, và do đó sự biện minh cho lập luận quy nạp là một luận cứ vòng tròn.[16] Một trong các kết luận của Hume về vấn đề quy nạp là: không có sự chắc chắn rằng tương lai sẽ giống quá khứ. Do đó, một ví dụ của Hume, ta không thể dùng lập luận quy nạp để biết chắc chắn rằng mặt trời sẽ tiếp tục mọc ở phía Đông, mà thay vào đó, ta trông đợi nó sẽ như vậy bởi vì trong quá khứ nó đã liên tục như vậy.
Hume kết luận rằng những thứ như niềm tin vào một thế giới bên ngoài và niềm tin vào sự tồn tại của bản thân không thể được chứng minh bằng lý luận. Theo Hume, những niềm tin này tuy vậy vẫn được chấp nhận vì chúng có cơ sở vững chắc trong trực quan và truyền thống. Tuy nhiên, di sản trường tồn của Hume là mối nghi ngờ mà các luận cứ hoài nghi của ông phủ lên tính hợp lệ của lập luận quy nạp, nó cho nhiều người hoài nghi sau ông mối nghi ngờ tương tự.
Đánh giá bài viết?