Điều kiện kinh tế - xã hội và nét đặc thù của triết học cổ điển Đức
Khái niệm “triết học cổ điển Đức”
dùng để chỉ triết học của nước Đức ở nửa cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ
XIX, được mở đầu từ hệ thống triết học của I.Cantơ, trải qua Phíchtơ, Senlinh đến
triết học duy tâm khách quan của Hêghen và triết học duy vật nhân bản của
Phoiơbắc.
Chỉ trong một thời kỳ lịch sử
khoảng một thế kỷ, triết học cỏ điển Đức đã tạo những tiền đề lý luận hết sức
quan trọng cho sự ra đời của triết học Mác vào giữa thế kỷ XIX.
Triết học cổ điển Đức ra đời
trong một điều kiện lich sử hết sức đặc biệt. Nước Đức vào cuối XVIII đầu XIX vẫn
còn là một quốc gia phong kiến điển hình với 360 quốc gia tự lập trong Liên
bang Đức hết sức lạc hậu về kinh tế và chính trị. Trong khi đó, ở nước Anh cuộc
cách mạng công nghiệp,ở nước Pháp cuộc cách mạng tư sản đã nổ ra làm rung chuyển
Châu Âu, đưa châu Âu bước vào nền văn minh công nghiệp.
Chính thực tại đau buồn của nước
Đức và tấm gương của các nước Tây Âu đã thức tỉnh tinh thần phản kháng của giai
cấp tư sản Đức. Nhưng giai cấp này sống rải rác ở hững vương quốc nhỏ tách rời
nhau, nhỏ bé về số lượng, yếu kém về kinh tế và chính trị, nên họ vừa muốn làm
cách mạng, lại vừa muốn thoả hiệp với tầng lớp phong kiến quý tộc Phổ đang thống
trị thời đó, giữ lập trường cải lương trong việc giải quyết những vấn đề phát
triển của đất nước.. Chính điều này đã quy định nét đặc thù của triết học cổ điển
Đức: Nội dung cách mạng dưới một hình thức duy tâm, bảo thủ,; đề cao vai trò
tích cực của tư duy con người, coi con người là một thực thể hoạt động, là nền
tảng và điểm xuất phát của mọi vấn đề triết học.
Trên một ý nghĩa nhất định, triết
học cổ điển Đức không chỉ là sự phản ánh những điều kiện kinh tế - chính trị và
xã hội nước Đức mà còn của cả các nước Châu Âu lúc đó.
Tổng hợp
Đánh giá bài viết?