Quan niệm về chân lý của chủ nghĩa thực dụng:
Lý luận về chân lý của chủ nghĩa thực dụng có quan hệ mật thiết với kinh nghiệm luận của nó. Lý luận này cho rằng tư duy của con người chỉ là một cách thức của kinh nghiệm, là hành vi thích ứng và chức năng phản ứng của con người. Nó không đưa lại một hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Giêmxơ lập luận rằng, chân lý không phải là “bản sao chép” sự vật khách quan, nó chỉ là mối quan hệ giữa các kinh nghiệm với nhau. Ông cho rằng một quan niệm chỉ cần có thể đem các quan niệm cũ và mới liên hệ với nhau, đem lại cho con người lợi ích cụ thể và hiệu quả thoả mãn thì nó là chân lý. Muốn xét một quan niệm có phải là chân lý hay không, thì không cần phải xem nó có phù hợp với thực tế khách quan hay không, mà phải xem nó có đem lại hiệu quả hay không. Như vậy, hữu dụng và vô dụng đã trở thành tiêu chuẩn để ông ta phân biệt chân lý với sai lầm. Hữu dụng là chân lý đó là quan điểm căn bản của Giêmxơ về chân lý.
Quan niệm của Dewey J. coi chân lý là công cụ, về thực chất nhất trí với quan điểm của Giêmxơ về chân lý. Dewey J. nhận định rằng tính chân lý của quan niệm, khái niệm, lý luận, v.v.. không phải là ở chỗ nó có phù hợp với thực tế khách quan hay không mà ở chỗ chúng có gánh vác được một cách hữu hiệu nhiệm vj làm công cụ cho hành vi của con người hay không.
Quan niệm về chân lý của chủ nghĩa thực dụng không những là chủ quan mà còn có khuynh hướng tương đối chủ nghĩa rõ rệt. Những người theo chủ nghĩa thực dụng cho rằng, chân lý là cái thoả mãn nhất mà con người cảm nhận được trong một thời điểm hoặc trong môt trường hợp cụ thể. Do con người thì có nhiều hứng thú, lợi ích khác nhau, cho nên có các loại chân lý tuỳ theo các nhu cầu được tạo ra bởi hứng thú và lợi ích khác nhau. Một quan niệm có ích cho đời sống con người hay không là tuỳ theo từng người, từng thời gian và địa điểm khác nhau.
Quan niệm của Dewey J. coi chân lý là công cụ, về thực chất nhất trí với quan điểm của Giêmxơ về chân lý. Dewey J. nhận định rằng tính chân lý của quan niệm, khái niệm, lý luận, v.v.. không phải là ở chỗ nó có phù hợp với thực tế khách quan hay không mà ở chỗ chúng có gánh vác được một cách hữu hiệu nhiệm vj làm công cụ cho hành vi của con người hay không.
Quan niệm về chân lý của chủ nghĩa thực dụng không những là chủ quan mà còn có khuynh hướng tương đối chủ nghĩa rõ rệt. Những người theo chủ nghĩa thực dụng cho rằng, chân lý là cái thoả mãn nhất mà con người cảm nhận được trong một thời điểm hoặc trong môt trường hợp cụ thể. Do con người thì có nhiều hứng thú, lợi ích khác nhau, cho nên có các loại chân lý tuỳ theo các nhu cầu được tạo ra bởi hứng thú và lợi ích khác nhau. Một quan niệm có ích cho đời sống con người hay không là tuỳ theo từng người, từng thời gian và địa điểm khác nhau.
Đánh giá bài viết?