Triết học Renne Descartes
Cũng như Bacơn, Đêcáctơ đã chú ý đến nghiên cứu phương pháp nhận thức khoa học để tạo nên khả năng đi sâu vào nghiên cứu những bí mật của giới tự nhiên. Ông tin tưởng rằng, với phương pháp mới có thể đạt đươc những tri thức có ích cho cuộc sống. Triết học của ông có tính chất nhị nguyên. Ông cho rằng, hai thực thể tinh thần và vật chất tồn tại độc lập với nhau, nhưng cả hai thực thể này đều phục tùng nguyên thể thứ ba – nguyên thể tối cao là thần linh. Nhị nguyên luận của Đêcáctơ biểu hiện tính chất thoả hiệp của hệ tư tưởng tư sản.
Gạt bỏ những đạo lý kinh viện của tôn giáo, Đêcáctơ đưa lý trí lên vị trí hàng đầu trong lý luận về nhận thức. Gống như Bacơn, ông cho rằng nhiệm vụ của thí nghiệm không phải là phát minh ra các quy luật của tự nhiên mà là khẳng định những tri thức, những quy luật mà lý trí phát hiện ra. Nếu Bacơn cho rằng điều kiện cần thiết đầu tiên để xây dựng một khoa học chân chính về khoa học tự nhiên là tẩy rửa được mọi ảo tưởng, thì Đêcáctơ thừa nhận rằng sự nghi ngờ là điểm xuất phát của phương pháp khoa học. Ông nhấn mạnh rằng, dù anh nghi ngờ mọi cái nhưng không thể nghi ngờ rằng anh nghi ngờ. Đêcáctơ nói: Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại, và ông cho đó là nguyên lý cơ bản bất di bất dịch. Ý nghĩa tiến bộ của nguyên lý trên là ở chỗ nó đề cao vai trò của lý trí, phủ nhận một cách tuyệt đối những gì mà người ta mê tín. nHưng nguyên lý ấy lại thể hiện tính chất duy tâm, vì Đecáctơ đã không nhìn thấy rằng không thể đi tìm tiền đề xuất phát của nhận thức ở ngay trong nhận thức mà phải tìm từ bản thân đời sống thực tiễn xã hội.
Đêcáctơ là người sáng lập ra chủ nghĩa duy lý. Chủ nghĩa duy lý của Đêcáctơ ở một mức độ khá lớn có liên hệ với chủ nghĩa duy tâm, vì ông cho rằng trong lý trí của c người có “những tư tưởng bẩm sinh”, độc lâp với kinh nghiệm. Ông đã thừa nhận một cách sai lầm rằng, những nguyên tắc cơ bản của logic học và toán học là những cái “bẩm sinh”, không phụ thuộc vào kinh nghiệm.
Trong học thuyết về tự nhiên, Đêcáctơ là một nhà duy vật, ông coi vật chất là một thực thể duy nhất, là cơ sở duy nhất của tồn tại và nhận thức. Quảng tính là thuộc tính cơ bản của vật chất, nhưng ông lại đi đến đồng nhát vật chất với quảng tính, và ngược lại, ở đâu không có quảng tính thì không có vật chất. Vật chất choán đầy vũ trụ, không có không gian trống rỗng. Đêcátơ thừa nhận tính vĩnh cửu của vật chất. Vạn động cơ học được ông xem như là một biểu hiện sức sống của vật chất. Vận động được chuyển từ vật này đến vật khác và không bao giờ bị tiêu diệt. Luận điểm của Đêcáctơ về tính không bị tiêu diẹt của vận động được Ph.Ăngnhen đánh giá như một thành tựu khoa học vĩ đại.
Đêcáctơ thừa nhận sự xuất hiện của thế giới thực vật và động vật trong quá trình vận động. Nhưng ông chưa thấy sự khác nhau vè chất giữa thế giới sinh vật, coi cơ thể sống là một cỗ máy phức tạp. Ông cho rằng, sự khác biệt giữa con người và con vật là ở chỗ: con người không chỉ là một cơ thể vật chất mà còn là một thực thể có lý trí. Nhưng lý trí, theo ông không phụ thuộc vào qúa trình vật chất. Điều này thể hiện tính chất duy tâm trong triết học của Đêcátơ.
Đánh giá bài viết?