Vài nét về sự phát triển của triết học phương Tây hiện đại
Đến giữa thế kỷ XIX, với việc
giai cấp tư sản nhiều nước Châu Âu lần lượt giành được chính quyền, triết học cận
đại cũng hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó trong cách mạng tư sản. Từ sau đó,
triết học này đã dần xa rời truyền thống duy vật và biện chứng của triết học
Anh, Pháp , Đức, trong các thế kỷ XVII, XVIII, XIX. Nó chuyển hướng sang chủ
nghĩa duy tâm và phép siêu hình nên không còn đưa ra được một thế giới quan
tích cực, giàu sức sống như nó đã từng thể hiện trong mấy thế kỷ trước. Từ đầu
thế kỷ XX, nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai, triết học phương Tây hiện
đại không ngừng phân hóa thành nhiều trường phái, nhưng xoay quanh hai trào lưu
chủ yếu, đó là chủ nghĩa duy khoa học và chủ nghiã nhân bản phi duy lý.
Vì sao có sự chuyển hướng đó
trong triết học tư sản hiện đại?
Ở thời kỳ chủ nghĩa tư bản đi
lên, chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa nhân đạo đã từng là hai vũ khí tư tưởng của
giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến và thần học và chủ nghĩa kinh viện.
Lúc đó, giai cấp tư sản tôn sùng lý tính, đề cao khoa học và chủ nghĩa nhân đạo
để dùng chúng chống lại tôn giáo và chế độ chuyên chế phong kiến. Trong cuộc đấu
tranh của giai cấp tư sản nhằm xác lập và phát triển chủ nghĩa tư bản, thì chủ
nghĩa duy lý và chủ nghĩa nhân đạo thống nhất với nhau và đã có vai trò lịch sử
tiến bộ.
Sau khi giành được chính quyền,
giai cấp tư sản buộc phải đối phó với những lực lượng xã hội mới và các mâu thuẫn
xã hội mới ngày càng bộc lộ gay gắt. Họ không còn nhu cầu chống lại thần học,
tôn giáo như trước đây. Nhưng để phát triển sức sản xuất, củng cố sự thống trị
của bản thân họ, giai cấp tư sản cần phát triển khoa học kỹ thuật. Vì vậy, giai
cấp này tìm cách điều hoà mâu thuẫn giữa khoa học và tôn giáo. Dưới chế độ tư bản,
tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn
không đưa lại “tự do, bình đẳng, bác ái”. Trái lại, nó còn dẫn đến các cuộc khủng
hoảng xã hội, khủng hoảng tinh thần, khủng hoảng sinh thái ngày càng sâu sắc, đẩy
con người vào tình trạng tha hoá toàn diện ngày càng nặng nề hơn.
Trong điều kiện lịch sử đó, trong
triết học phương Tây đã diễn ra sự tách biệt và sự đối lập giữa chủ nghĩa duy
lý và chủ nghĩa nhân bản. Để phát triển sản xuất, gia tăng lợi nhuận, giai cấp
tư sản cần đến khoa học, nhưng lại lý giải khoa học một cách duy tâm, do đó đã
hình thành trào lưu triết học duy khoa học
theo lập trường duy tâm đẩy mâu thuẫn trong vấn đề con người và xã hội,
giai cấp tư sản không muốn thừa nhận các quy luật khách quan của sự phát triển
nên họ đề cao chủ nghĩa phi duy lý. Do đó đã hình thành trào lưu chủ nghĩa nhân
bản phi duy lý. Trào lưu duy khoa học và trào lưu phi duy lý dường như đối lập
nhau, nhưng trên thực tế lại bổ sung nhau, vì chúng đều cần thiết cho sự ổn định
và phát triển của xã hội tư bản, đều là phản ánh mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa
tư bản hiện đại.
Tổng hợp
Đánh giá bài viết?