Đạo Cao đài qua cái nhìn triết học

ĐẠO CAO ĐÀI QUA CÁI NHÌN TRIẾT HỌC

HẢI PHONG
Tập san Khoa học Xã hội Nhân văn số 5/1997

Nói đến tôn giáo thì ai ai cũng thường công nhận rằng :” Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, được xuất phát từ những tư duy của con người; từ những yếu tố tâm lý và nhận thức về thế giới vô hạn của chúng ta”.

Thật vậy, bởi con người sống trong xã hội thì không chỉ có vấn đề “ vật chất” quyết định, để thoả mãn nhu cầu cuộc sống, mà vấn đề về “ tinh thần” vẫn luôn luôn là yếu tố cần thiết để cuộc sống thêm phong phú và đa dạng. Chính bởi hai yếu tố chủ yếu này đã quyết định tạo nền móng cho các tôn giáo nảy sinh, hình thành và phát triển qua hàng bao thế kỷ.

Cao Đài giáo, đó là một tôn giáo đã nội sinh ở miền nam Việt Nam ta. Nó cũng có những nét chung về tôn giáo, song vấn đề ở đây là ta muốn tìm hiểu và nghiên cứu” Cao Đài giáo” qua những nét đặc thù riêng biệt, để thấy được những vấn đề lịch sử của dân tộc; thấy được những vấn đề về “con người Việt Nam” trong những giai đoạn lịch sử đầu thế kỷ XX.

1. Về nguồn gốc phát sinh đạo Cao Đài.
Đạo cao đài đã xuất hiện tại miền nam Việt Nam vào những năm 20 của thế kỷ này. Đây là một giáo phái ra đời với nhiều nguyên nhân khác nhau :”Hoặc nhấn mạnh vào yếu tố chính trị đã căn cứ vào thành phần xuất thân của những người sáng lập; hoặc đon giản cho rằng Đạo Cao Đài ra đời như một hiện tượng “ lấp chỗ 

trống” đơn thuần về mặt tư tưởng tín ngưỡng … Song, vấn đề phải xác đinh rằng : cũng như tôn giáo khác, đạo Cao Đài ra đời cũng xuát phát từ những tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội nhất định. Hay nói khác hơn, đạo Cao Đài ra đời bằng chính môi trường sản sinh ra nó.


· Về mặt kinh tế chính trị : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 –1918) thực dân Pháp tuy là người thắng trận nhưng lại lâm vào tình trạng bế tắc và khủng hoảng kinh tế do chiến tranh tạo ra. Thực dân Pháp đã tập trung khai thác các nước thuộc địa, nhằm phần nào bù đắp sự thiếu hụt quá lớn của mình. Chúng đã khai thác Đông Dương và trong đó Việt Nam là nơi chúng tập trung cao độ nhất. Hàng loạt các chính sách vơ vét bóc lột về kinh tế, áp bức thống trị và nô dịch đã diễn ra ; cảnh” sưu cao thuế nặng “ đã đổ lên đầu nhân dân ta rất cực khổ ; hàng triệu hecta đất bị chiếm đã làm nhân dân vốn khổ cực lại thêm bần cùng; một mặt thì họ chống chọi với thiên nhiên tai ách; một mặt họ phải chống chọi với bao tầng áp bức bóc lột của bọn địa chủ phong kiến… đã dẫn con người đến sựbất nhẫn, cơ cực. Người dân không có điều kiện học hành mà luôn luôn lầm than trong kiếp nô lệ. Đứng trước tình hình đó thì cảnh “ tức nước vỡ bờ” đã đến. Người dân không còn chịu đựng được nỗi cơ cực bất công ấy nên họ đã đến với cách mạng, tham gia các phong trào chống Pháp và tay sai, Nhưng do nhiều hạn chế giai cấp mình, nông dân không tự giải phóng được nên các phong trào đều thất bại. Các cuộc đấu tranh của nhân dân đã bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Họ đã thất bại, bị bế tằc trong cuộc sống và đấu tranh, nên họ đã tìm đến tôn giáo, với hy vọng tìm một lối thoát duy nhất là “tinh thần “, cầu mong “ đấng thượng đế tối linh” đến an ủi và che chở cho họ. Song, vấn đề là họ phải tìm đến với tôn giáo nào đây? Khi mà phật giáo trong giai đoạn này cũng lâm vào cảnh trì trệ trong lối sống và hành đạo. Nho giáo thì trở nên lạc hậu và cũ kỹ trứơc nhân dân đã dẫn đến tình trạng các sĩ phu phải thay đổi quan niệm cũ mà chủ trương: “ tân học văn minh nhằm khai dân trí”. Còn đạo Thiên Chúa thì gắn liền với kẻ thù xâm lựơc và trở nên xa lạ với truyền thống của nhân dân ta… Bao nhiêu khó khăn chồng chất, trong khi cuộc sống vất vả thiếu thốn, không có điều kiện để học hành; cuộc sống kham khổ luôn gò ép” tư duy nhận thức” con người trong túp lều xơ xác; dưới gốc cao su vốn phủ đầy xương máu của dân tộc. Chính cuộc sống con người bị động và họ đã mất mát rất nhiếu; không có được những “cái tối thiểu ” mà đáng lẽ họ cần phải có. Như vậy, “ niềm tin” thực tại đã bị mất, trong khi nhu cầu tín ngưỡng lại quá cao, buộc họ phải tự tạo lập cho mình một hệ thống tôn giáo mới. Đó là Cao Đào giáo, được hình thành và nhận thức dựa trên sự dung hợp từ ba nền tảng giáo lý đương thời : phật giáo, Lão giáo và Nho giáo, kèm theo một lối tư duy dân tộc, dân gian về tập tục “ cầu hồn cầu tiên linh hiển”.

· Về nội dung của Đạo: Sau khi hình thành và chính thức công khai hoá nền giáo lý của mình trước công chúng và ban toàn quyền Pháp lúc bấy giờ, đạo Cao Đài đã nhanh chóng tổ chức một cơ cấu hành đạo rất chặt chẽ, thành lập cơ sở hành đạo và phổ biến mạnh mẽ nền tảng giáo lý của mình. Có thể nói, chỉ trong vòng mười năm tổ chức đạo pháp, mà đạo Cao Đài đã mau chóng trụ vững thành một tôn giáo lớn tại miền nam Việt Nam, các tổ chức cơ sở hoạt động mạnh mẽ, nhất là các chi phái đã thống nhất lại, hợp thành một hệ thống trung ương với cơ cấu tổ chức đạo chặt chẽ và nghiêm ngặt. Nội dung căn bản và cốt lõi nhất của đạo Cao Đài lúc bấy giờ tuy gọi là “Tân tôn giáo” nhưng vẫn là những tư tưởng truyền thống về dân tộc; về tôn giáo trước kia. Vẫn là cái “đạo” của con người : Tu thân tề gia, vẫn là tình thương nhân loại,bác ái, bình đẳng của con người; vẫn là vấn đề tu tâm , dưỡng tánh… để từ cái chưa hoàn thiện (phàm) đến cái hoàn thiện( thánh). Hay nói gọn hơn thì Cao Đài với giáo lý của mình đã thể hiện tinh hoa được rút ra từ các nền tảng giáo lý trước, giờ đây được dung hợp lại bằng những “ vết keo” dân tộc, cái nhìn dân gian, và được phát huy theo xu hướng hiện đại, lịch sử mới. Từ đó, Cao Đài tiếp tục phát triển và phổ truyền giáo lý của mình, với những thăng trầm của thời đại, vẫn có những “ giao động “

2. Bản chất của đạo Cao Đài.
Truy tìm bản chất của đạo Cao Đài, ta có thể xét qua từng yếu tố nội dung của đạo : đánh giá về vũ trụ quan về nhân sinh quan, về tư tưởng tam giáo quy nguyên và đặc biệt là cơ bút làm nòng cốt, thể hiện tư tưởng xuyên suốt trong nền giáo lý của mình.

a. Về vấn đề vũ trụ quan:
Vũ trụ quan Cao Đài là một hệ thống bao gồm hai khái niệm quan trọng là :” Cơ chế biến sinh vũ trụ và qui luật biến hoá tâm linh”.

Đạo Cao Đài cho rằng :” Ngọc Hoàng thượng đế đã tự xưng là thầy , là linh hồn của vũ trụ ,đã sinh ra muôn vật. Thượng đế là người đồng nghĩa với thái cực”. Từ “thái cực” thầy phân ra thành lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh ra tứ tượng, tứ tượng sinh ra bát quáirồi bát quái sinh ra muôn vật với tên gọi : “Cao Đài tiên ông đại bồ tát ma ha tát”; thượng đế cứu vớt chúng sanh lần thứ ba thông qua cơ bút. Chính vấn đề tư tưởng này thì thực chất Cao Đài giáo đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng của quan điểm lão giáo hoàn toàn, để áp dụng cho tôn chỉ của mình. Trong quyển” Đại thừa chơn giáo” trang 175 xuất bản năm 1956 có viết:”…Trước khi định ngôi thái cực thì trong khoảng không gian ấy thì đang mịt mờ với khí hồng mông …không gian ấy là vô cực : Trong vô cực lại có một cái lý thiên nhiêntuyệt dịu, tuyệt huyền… lại còn có một nguyên khí tự nhiên nữa…”
“… Lý với khí là âm dương trong buổi hồng nguyên thời đại, lý khí ấy lần lượt ngưng kết nhau mà đông tụ lại thành một” khjối đại linh quang” rất đầy đủ các sự tốt đẹp. Aáy chính là ngôi chúa tể càn khôn của vũ trụ biến hoá ra vậy…”

Như vậy, tư tưởng đã thể hiện một hệ thống âm dương thái cực vận hành trong bản thể vô cực ; vạn vật vốn nhất thể từ một khối hư vô lại có nhất nguyên từ một động năng thái cực sinh ra. Đó chính là sự thể nhậpcủa hai khối :” Đại linh quang và tiểu linh quang” trong đạo.

Về mặt tiến hoá tâm linh thì Cao Đào chủ trương :” Siêu phàm nhập thánh” để tiến hoá tu tậptừ chỗ phàm phu đến chỗ thánh thiện. Sự tiến hoá tâm linh là một quá trình thể nhập:” Hiệp một cùng thầy” để rèn luyện cái gọi là “ chơn thuần” của đạo; vượtqua cơ thể vật chất mà hoà nhập với đấng thượng đế siêu nhiên. Như vậy, vũ trụ tâm linh có cuộc tiến hoá phát triển “ chơn thuần”từ các vật hạ đẳng đến con người để sau cùng là” Hiệp nhất với thượng đế”. Có nghĩa rằng:” Có thầy thì mới có các con, các con có rồi thì mới có chư thần thánh tiên phật là các con… ( Thánh ngôn hiệp tuyển, 1973, trang 31,52).

b.Về vấn đề nhân sinh quan:
Theo đạo, con người là một “ tiểu vũ trụ” có cùng bản thể với “Đại vũ trụ” cho nên cần phải làm như thế nào để hoà nhập vào” cái đạo” của mình. Điều này,” Đại thừa tôn giáo”, 1950, trang 154 có nói rõ: “ con người đã có sẵn cái thiện đặc biệt của trời ban phú cho từ lúc mới đi đầu thai, rồi xuống thế gian này cần phải mượn lấy xác phàm mà kinh nghiệm mọi lẽ…”

“ Vẫn biết thế gian là bể khổ sông mênhưng cũng chính thế gian là chốn học đường của muôn loài vạn vật. Nhờ học đường ấy mà con người có thể tiến lênnấc thang cao thượng được…” 

Về mặt nghĩa vụ làm ngyươì thì giáo lý Cao Đài cho rằng:
“ Con người cần phải học hỏi mới thông đạt minh mẫn, mới biết được điều lành điều dữ mà tránh cho khỏi tội. Nếu không học đạo thì “ điểm tiểu linh quang trở nên mê muội mà phải chịu cam dốt ngu hèn …”

c. Về tam giáo đồng nguyên:
Thực chất đây là một tư tưởng dung hoà tôn giáo của con người. Bằng nhận thức của mình, họ muốn duy trì phần cốt lõi của tam giáo dân tộc , vừa muốn xây dựng lại một tư tưởng mới có ya sáng tạo và tiến bộ, phù hợp với lối sống , lối tư duy và hoàn cảnh lịch sử. Tuy nhiên, Cao Đài có dung hoà được hay khôngthì lại còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khách quanvà những nội tại trong các tổ chức hệ phái. Song khách quan mà nói thì muốn dung hoà tôn giáo là một việc làm rất khó, bởi mỗi tôn giáo đều có sắc thái và phong cách tư duy nhận thức khác nhau và có thể đối kháng lẫn nhau về bản chất hành đạo của mình .

d. Về vấn đề cơ bút của đạo.
Cơ bút, là vấn đề then chốt và cốt lõi của đạo Cao Đài. Sư ra đời của giáo phái là một phần bắt nguồn từ vấn đề cơ bút được “ thượng đế thông công, giáng hiện” qua các đệ tử mà hình thành nên đạo phái. Các nền tảng giáo lý cũng đều bắt nguồn từ việc “ giáng hiện” , ban bố cho nhân sinh ,” để nhân sinh từ đó mà tu  tập”. Thực chất đay là vấn đề nòng cốt, cầu hồn, cầu tiên đã có ở nước ta từ xưa. Giờ đây, nó lại phát triển trong hoàn cảnh lịch sử bắt buộc của nhân dân nam bộ. Nó lại được khoác lên”một tấm áo mới”, hiện đại hơn : Đó là “thần linh học phương tây “ đã du nhập vào vào nước ta theo gót giày xâm lược của thực dân Pháp. Ngoài vấn đề có thể là chính trị, thì cơ bút cao đài là đỉnh cao của tư duy nhận thức con người Việt Nam ta, nhất là nhân dân ở các tỉnh thành nam bộ. Cơ bút hình thành và phát triển là sự thể hiện một yếu tố tâm lý rất thuờng của nhân dân, một” niềm tin” vào cái siêu nhiên ảo tưởng; nó thể hiện một tâm lý yếu đuốitrước sức mạnh của thiên nhiên, trước tầm nhìn nông cạn và đang bất lực trước cuộc sống hiện tại.
  
Đây là một căn bệnh trầm kha của con người nói chung. Song đó vẫn là” khao khát của tâm hồn” bởi con người không có khả năng, “ sự không hoàn thiện và không thể nhận thức được cái cuối cùng …”; Đó vẫn là những sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng siêu nhiên, cái luôn thống trị họ trong cuộc sống.”

Như vậy có thể nói răng : Nam bộ trong những năm đầu của thế kỷ XX nếu không có sự bế tắc của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp luôn cần đến chỗ dựa của tôn giáo; nếu không có sự thái hoá tôn giáo đương thời, không có vấn đề tam giáo đồng nguyên cũng như không có tục cầu hồn, cầu tiên và thần linh học của phương tây… thì dù một nhóm tư sản, địa chủ, tiểu tư sản công chứ Pháp ( những người sáng lập đạo Cao Đài) đã nỗ lực đứng ra vận động , tuyên truyền đến một mức độ nào đó đi chăng nữa thì đạo Cao Đài cũng không thể nào ra đời được . Hay nói khái quát hơn thì đạo cao đài xuất hiện ở Nam bộ trong những năm đầu thế kỷ XX là một hiện tượng xã hội tất yếu tại Việt Nam ta.

Qua các vấn đề nổi bật của đạo đã được nêu trên, đã khẳng định bản chất của Cao Đài giáo; là một tôn giáo dân tộc, bao hàm triết lý truyền thống dân gian. Sự thể hiện triết lý của đạo là một tinh thần bế tắc của nhân dân ta trong những giai đoạn lịch sử miền nam Việt Nam ; nó là một tinh thần “sáng tạo” của nhân dân trong việc “ dung hoà tôn giáo” thành cái riêng của mình nếu không nói là tinh thần chất phác và hài hoà của nhân dân Miền Nam nước ta mà nhất là các tỉnh miền tây nam bộ.

Việc cầu cơ, chấp bút là một vấn đề xã hội luôn được đặt ra và luôn thể hiện trong một xã hội chưa tiến bộ, chưa xác định được vai trò làm chủ của con người trước thiên nhiên vô tận; trước những vấn đề bức xúc của cuộc sống con người. Hay nói rõ hơn thì xã hội Việt Nam với những tín ngưỡng dân gian ấy đãthể hiện một “ con người còn có nhiều điều đang băn khoăn trăn trở trong cuộc sống “; một con người còn phải dựa vào một niềm tin “ vạn năng” của tôn giáo để “ nhờ sức siêu nhiên” này mà can thiệp vào cuộc sống đầy vất vả và đau khổ của họ.

Tóm lại:
Cao Đài giáo với những nét đặc thù riêng của mình, đã tạo nên một tôn giáo của dân tộc Việt Nam . Cao Đài giáo hình thành , tồn tại và phát triển là do tác đọng nhiều mặt của xã hội, của thời đại đã dẫn đến lối sống , lối tư duy nhận thức của bao tín đồ giáo dân. Sự thể hiện của đạo,  dẫu sao cũng vẫn là những vấn đề trăn trở của kiếp sống con người, nó vẫn là thế giới quan lộn ngược trong việc giải quyết mối quan hệ giữa con người với cái thiêng liêng ; nó vẫn là sự hoang tưởng những sức mạnh bên ngoài chi phối đời sống của họ.

Qua đạo Cao Đài, chúng ta có thể nhìn nhận được bản chất của người dân Nam bộ vốn thật thà, chất phác, dễ tin trong quan niệm triết lý dân tộc của mình, trong tín ngưỡng dân gian thần bí. Nếu lược bỏ các yếu tố thần bí trên, ta sẽ thấy được bản chất sáng tạo và trân trọng trong tư tưởng hoà đồng đại dân tộc, trong tinh thần yêu nước, vì dân của đồng bào Nam bộ.“

Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?