Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là gì?

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

Việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học gắn liền với việc phân chia các học thuyết triết học thành hai tr­ờng phái triết học cơ bản là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

 a. Chủ nghĩa duy vật khẳng định vật chất có tr­ớc, ý thức có sau; thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan, độc lập với ý thức con ng­ời và không do ai sáng tạo ra; còn ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc con ng­ười; không thể có tinh thần, ý thức nếu không có vật chất.

Chủ nghĩa duy vật đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại và cho đến nay, lịch sử phát triển của nó luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, tồn tại d­ới nhiều hình thức khác nhau.

+ Chủ nghĩa duy vật cổ đại mang tính chất phác, ngây thơ, xuất phát từ giới tự nhiên để giải thích thế giới. Hạn chế của nó là còn mang tính trực quan, trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể. Ví dụ nh­ quan niệm của Talét, Hêraclit, Đêmôcrit...

+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII: Do ảnh h­ởng của Cơ học cổ điển nên chủ nghĩa duy vật thời kỳ này chịu sự tác động mạnh mẽ của ph­ơng pháp t­ duy siêu hình, máy móc - ph­ơng pháp nhìn nhận thế giới trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại. Tuy không phản ánh đúng hiện thực, nh­ng CNDV siêu hình vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo. Ví dụ nh­ quan niệm của Niutơn, Bêcơn và các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII.

+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó đ­ợc V.I. Lênin tiếp tục phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học tr­ớc đó và vận dụng các thành tựu của khoa học đ­ơng thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục đ­ợc những hạn chế của chủ nghĩa duy vật tr­ớc đó, thể hiện là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Nó không chỉ phản ánh đúng đắn hiện thực mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp các lực l­ợng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy.

 b. Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức, tinh thần có tr­ớc và quyết định giới tự nhiên. Giới tự nhiên chỉ là một dạng tồn tại khác của tinh thần, ý thức.

Chủ nghĩa duy tâm đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại với hai hình thức chủ yếu là:

 + Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của cảm giác, ý thức con ng­ời, khẳng định mọi sự vật, hiện t­ợng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân, của chủ thể. Ví dụ quan niệm của Beccơly.

+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức, nh­ng đó không phải là ý thức cá nhân mà là tinh thần khách quan có tr­ớc và tồn tại độc lập với con ng­ời, quyết định sự tồn tại  của tự  nhiên, xã hội và t­ duy. Nó th­ờng đ­ợc mang những tên gọi khác nhau nh­ ý niệm, ý niệm tuyệt đối, tinh thần tuyệt đối hay lý tính thế giới.Ví dụ quan niệm của Platon, Hêghen.

Cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đều có nguồn gốc xã hội và nguồn gốc nhận thức. Nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa duy vật là các lực l­ợng xã hội, các giai cấp tiến bộ, cách mạng; nguồn gốc nhận thức của nó là mối liên hệ với khoa học. Còn nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa duy tâm là các lực l­ợng xã hội, các giai cấp phản tiến bộ; nguồn gốc nhận thức của nó là sự tuyệt đối hóa một mặt của quá trình nhận thức (mặt hình thức), tách nhận thức, ý thức khỏi thế giới vật chất.

Trong lịch sử triết học luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật, tạo nên động lực bên trong cho sự phát triển của t­ duy triết học. Đồng thời, nó biểu hiện cuộc đấu tranh về hệ t­ t­ởng giữa các giai cấp đối lập trong xã hội.

c. Bên cạnh các nhà triết học nhất nguyên luận(duy vật hoặc duy tâm) giải thích thế giới từ một nguyên thể hoặc vật chất hoặc tinh thần, còn có các nhà triết học nhị nguyên luận. Họ xuất phát  từ cả hai nguyên thể vật chất và tinh thần để giải thích mọi hiện t­ợng của thế giới. Theo họ, thế giới vật chất sinh ra từ nguyên thể vật chất, thế giới tinh thần sinh ra từ nguyên thể tinh thần. Họ muốn dung hòa giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm, nh­ng cuối cùng họ rơi vào chủ nghĩa duy tâm khi thừa nhận ý thức hình thành và phát triển tự nó, không phụ thuộc vào vật chất.





Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?