Đạo đức học và quan điểm chính trị - xã hội của Kant
Lời đáp cho câu hỏi “Tôi cần phải làm gì?” được Kant trình bày trong “Phê phán lý trí thực tiễn”. Điều đầu tiên là làm sáng tỏ sự khác nhau giữa lý trí thuần túy (lý luận) và lý trí thực tiễn. Nếu lý trí thuần túy định nghĩa đối tượng tư duy, thì lý` trí thực tiễn đòi hỏi thực hiện, tức thiết lập đối tượng đạo đức và khái niệm của nó. Kant không hiểu “thực tiễn” như hoạt động sản xuất hay cải tạo xã hội, mà chỉ đơn giản là hành vi xử thế, môi trường đạo đức.
Theo Kant, tri thức có giá trị chỉ khi nào hướng đến con người, thiết lập những chuẩn mực giúp con người trở thành con người theo đúng nghĩa của từ đó. Do vậy lý trí thực tiễn cao hơn lý trí thuần túy (lý luạn). Khác với lý trí thuần túy đề cập đến cái đang có (năng lực nhận thức của con người), lý trí thực tiễn đề cập đến cái cần phải có: con người tạo ra quy luật cho mình bằng những nỗ lực của ý chí. Quy luật đạo đức được Kant cô đọng lại dưới hình thức mệnh lệnh tuyệt đối, mang ý nghĩa của những đòi hỏi phổ biến và cưỡng chế. Các quy luật đạo đức có tính hình thức, xét như khuôn mẫu, thước đo tuyệt đối mọi hành vi, không dựa vào kinh nghiệm, mà có tính chất tiên nghiệm, dựa vào lý tríe thực tiễn, tức lý trí thể hiện trong hoạt động. Khi quyết định một việc gì, con người dùng lý trí ra soát xem việc làm ấy có hợp lý hay không, có hợp với quy luật đạo đức ahy không. Vậy quy luật đạo đức xuất phát từ đâu? Câu trả lời của Kant tỏ ra dứt khóat: có những quy luật đạo đức xuấtt phát từ tận nơi sâu thẳm của linh hồn, mà người bình thường nào cũng có thể tuân theo như một mệnh lệnh, bởi lẽ cái tầng sâu ấy hình thành nơi con người như mộ tất yếu, để phân biệt với những loài khác. Aristote đã định nghĩa con người là một “sinh vật xã hội”, vượt lên trên thế giới loài vật là vì lẽ đó. Trong số các quy luật đạo đức, có thể chú ý đến hai: 1) hãy hành động sao cho cái mà bạn tuân thủ cũng trở thành quy tắc chung; 2) hãy hành động sao cho bạn luôn luôn đối xử với nhân loại, dù nhân danh c1 nhân hay nhân danh bất ký người nào khác, như mục đích chứ không như phương tiện.
Theo Kant, con người là chủ thể sáng tạo, do đó cũng là chủ thể tự do. Tuy nhiên không ai có quyền sử dụng tự do của mình để thủ tiêu tự do của những người khác. Nguyên tắc tự do và “tự chủ ý chí” là cơ sở đi tới những thang bậc tiếp theo của đời sống đạo đức:
- Không có đạo đức không có tự do, vì bổn phận làm người buộc tôi phải hành động như thế, chứ không khác đi. Trong trường hợp có ý chí quyền lựa chọn cái phải làm; tôi tự do xét như một sinh vật biết tự mình suy nghĩ và hành động.
- Không có tự do không có đạo đức. Tự do là tự quyết định điều phải làm. Tự do nghĩa là khi phải quyết định con người chỉ tuân thủ lý trí, quy luật đạo đức. Chính quy luật đạo đức là sự đảm bảo tự do cho tất cả trong sự quân bình, và ngăn chặn mọi sự vi phạm quyền thiêng liêng đó của con người.
- Từ hai khía cạnh này Kant đi đến nhậ định rằng ngoài ý chí về tự do, con người còn ý thức về nghĩa vụ, thiện chí. Những phạm trù này được Kant xem như tính chế ước xã hội đối với cá nhân. Kant đề cao nghĩa vụ, còn tự do dường như được ông đưa về thế giới tự nhiên, như một khát vọng vươn tới mục đích, nhưng không thể đạ được nó.
Trong đời sống x4 hội, mâu thuẫn giữa khao khát tự do và lạm dụng tự do được khắc phục bằng thếit chế” xã hội công dân phổ quát” với ba nguyên tắc: Trật tự luật pháp, tính công khai, phân chia quyền lực. Mục tiêu chung của nhân loại là xác lập “nhà nước tòan thế giới”. Chỉ có mô hình đó mới đảm bảo nền hòa bình vĩnh cửu cho các dân tộc.
Như vậy, bên cạnh những yếu tố duy tâm, không tưởng, khó tránh khỏi, đạo đức học và qun điểm chính trị của Kant chứa đựng một số điểm tích cực, nhân văn.
Đánh giá bài viết?