Quan điểm đạo đức và chính trị của Đêmôcrít

Quan điểm đạo đức và chính trị của Đêmôcrít phản ánh nỗ lực của con người nhằm duy trì những chuẩn mực xã hội tốt đẹp trong bối cẢnh nền dân chủ chủ nô đang đứng trước nguy cơ khủng khoảng, suy thoái. Trong quan hệ xã hội Đêmôcrít đánh giá cao lòng nhân ái, tình bạnBạn tốt là người xuất hiện khi được mời trong những ngày vui, chủ động đến trong những ngày buồn, những khoẢnh khắc đầy thử thách. Ai không có bạn thì đó là người xấu, vì không biết yêu ai, không ai yêu mình. 


Để phân biệt Thiện - Ac Đêmôcít nêu ra những cách ngôn như “nhận ra người trung thực và người dối trá không nên chỉ căn cứ vào việc làm của họ, mà cả ước muốn của họ”, “cái qúy của loài vật ở tố chất cơ thể, cái qúy của con người ở tính cách tinh thần”, “người tốt thì tốt cả trong ý nghĩ”, “chính trong bất hạnh ta càng trung thành với nghĩa vụ thiêng liêng”. Đêmôcrít đề cao vai trò của giáo dục, học vấn trong việc hinh thành đức hạnh. Giáo dục tốt nhất trong môi trường gia đình, mà người cha là tấm gương. Giáo dục thống nhất với học vấn. Trìng độ học vấn là thứ trang sức cho người hạnh phúc, là chốn nương thân của kẻ bất hạnh. Triết lý đạo đức của Đêmôcrít xây dựng mẫu người hiền nhân, tương tự như mẫu người quân tử trong triết lý Nho giáo phương Đông. Hiền nhân không màng danh lợi, không ham của cải, lấy “nguồn lực tâm hồn” làm cơ sở cho hành vi. Đêmôcrít đánh giá cao sự trung dung và điều độ trong cuộc sống:”Hãy sử dụng mọi thứ vừa đủ”, “chớ vì muốn biết mọi thứ mà trở thành kẻ mơ hồ (trong nhận thức) đối với mọi thứ”. 

Đêmôcrít ủng hộ nhiệt thành nền dân chủ chủ nô, bất chấp tình trạng khủng hoảng của nó. Ông tin tưởng rằng những mâu thuẫn đang nảy sinh trong nền dân chủ sẽ được khắc phục, bởi lẽ, xét về bản chất, sự nghèo khó trong nhà nước dân chủ vẫn đáng quý hơn cái mà người ta gọi là cuộc sống hạnh phúc trong chế độ quân chủ, bởi tự do tốt hơn nô lệ. Quyền lực chân chính nhất không nằm trong tay những kẻ giàu sang, mà thuộc về nhân dân, những “nguyên tử xã hội” hùng mạnh. 

Đêmôcrít xây dựng học thuyết về tiến bộ lịch sử tự thân của loài người từ trạng thái thú vật sang trạng thái văn minh. Tôn giáo, theo ông, là sản phẩm của lịch sử, xuất hiện do nỗi sợ hãi của con người trước các hiện tượng bí hiểm của tự nhiên. Thần linh chỉ là những “ngẫu tượng”, là lý trí con người đã được thần thánh hóa. Trong quan hệ tự nhiên - con người Đêmôcrít cho rằng con người từ chỗ mô phỏng, bắt chước tự nhiên đã dần dần tạo ra thiên nhiên cho mình, tức xã hội loài người. Vấn đề nhu cầu được Đêmôcrít giải thích trên quan điểm tiến hóa tự nhiên - lịch sử: quá trình sinh tồn, giao tiếp làm cho lao động và ngôn ngữ trở thành nhu cầu phổ biến. Tên gọi, hay khái niệm, theo Đêmôcrít, xuất hiện lúc đầu một cách ngẫu nhiên, chứ không sẵn có ở sự vật. Quan niệm đó là tiền thân của thuyết duy danh sau này. 

Vào thời kỳ Hy Lạp hóa nguyên tử luận tìm thấy người kế thừa ở Epiquya (Epicuros) và trường pháiÊpiquya. Trong Luận án Tiến sỹ của mình (1841) C. Mác chỉ ra hai nét khác biệt giữa triết học Epiquya và triết học Đêmôcrít. Thứ nhất, với Đêmôcrít mọi thứ đều diễn ra một cách tất yếu, hợp quy luật, mọi thứ đều tuân theo một quỹ đạo thống nhất; ngược lại, Epiquya nhấn mạnh sự dao động tự do của các nguyên tử, sự đi chệch khỏi quỹ đạo định sẳn để thể hiện mình như bản thể tự quy. Mác cho rằng Epiquya đã nhân bản hóa vũ trụ nhằm đạt đến tự ý thức về tự do. Sự khác nhau cơ bản giữa hai tên tuổi của triết học Hy Lạp biểu thị sự khác nhau giữa hai thời đại - một thời đại của hưng thịnh và trật tự, một thời đại của suy thoái và loạn lạc, khi con người buộc phải đấu tranh vì chính sự tồn tại của mình, tự tìm kiếm cho mình môi trường tồn tại, dù chỉ nhất thời và chật hẹp. Thứ hai, nguyên tắc dao động tự do của các nguyên tử gắn với chủ nghĩa khoái lạc đặc trưng, với đạo đức học và chủ nghĩa vô thần. 

Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?