Quan điểm đạo đức - chính trị của La Mettrie

Quan điểm đạo đức - chính trị của La Mếtri thể hiện những chuyển biến tư tưởng quan trọng của ông, từ một người phục vụ trong quân đội, làm bác sỹ hoàng gia, đến lập trường của “tầng lớp thứ ba”. Chỉ trong 4 năm (1747 - 1751) đã ghi nhận được 3 thời kỳ chuyển biến tư tưởng của ông. Thời kỳ thứ nhất - thuyết bẩm sinh đạo đức, theo đó con người được phú bẩm bởi “ luật tự nhiên”, biết phân biệt thiện - ác, biết ứng xử phù hợp với cái phú bẩm ấy, nghĩa là biết điều gì nên làm, điều gì nên tránh, biết bày tỏ sự đồng cảm và lòng biết ơn… Cội nguồn của “luật tự nhiên” không phải ở “tình cảm tôn giáo”, mà ở thế giới loài vật, nơi mà ngay cả loài thú hung dữ nhất vẫn có lòng trắc ẩn. Các yếu tố của thuyết bẩm sinh được La Mếtri trình bày trong tác phẩm “Con người - cỗ máy”. Thời kỳ thứ hai - thuyết duy giáo dục, được La Mếtri trình bày tập trung trong “Chống Sênêca”. Dưới Ảnh hưởng của Lốccơ, 


La Mếtri từ bỏ thuyết bẩm sinh, hướng đến cách tiếp cận tabula rasa của duy cảm luận duy vật, chỉ giữ lại từ thuyết bẩm sinh những nội dung liên quan đến tố chất tự nhiên, năng khiếu cá nhân của mỗi người. Trong thời kỳ này La Mếtri đem đối lập cái thiện với “hạnh phúc dơ bẩn”, xem cái thiện như kết quả của một nền giáo dục xã hội đối với cá nhân, nhằm loại trừ tính hung dữ tự nhiên và thói ích kỷ, hình Ảnh lối sống đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, thậm chí trong những trường hợp cần thiết biết hy sinh cái cá nhân vì người khác và vì toàn thể xã hội. Tuy nhiên tư tưởng chống thần quyền và tín điều tôn giáo đã đưa La Mếtri đến một thái cực khác trong quan niệm về hạnh phúc, gắn liền với chủ nghĩa hạnh phúc dung tục. 

Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?