L. Feuerbach và những cải cách triết học
Trong số các nhà triết học cổ điển Đức Feuerbach là một chân dung đặc biệt. Triết học của ông được gọi là chủ nghĩa duy vật nhân bản, vì ở đó có sự kết hợp giữa chủ nghĩa duy vật và thuyết nhân bản, là học thuyết lấy con người làm nến tảng, đối tượng nghiên cứu chủ yếu. Trong cương lĩnh cải cách của mình Feuerbach nhấn mạnh điểm cốt lỏi: “Thông qua con người đưa tất cả những gì siêu nhiên về với tự nhiên, và thông qua tự nhiên đưa tất cả những gì siêu nhân về với con người”. Như vậy khác với Kant và Hegel Feuerbach loại bỏ Thượng đế ra khỏi đối tượng nghiên cứu, chỉ còn lại tự nhiên và con người - bộ phận ưu tú, hoàn thiện nhất của nó. Với tinh thần cải cách đó Feuerbach từng bước khôi phục truyền thống triết học tự nhiên của chủ nghĩa duy vật thế kỷ trước. Feuerbach phê phán những cơ sở của chủ nghĩa duy tâm Hegel, xem đó là thứ triết học tư biện, học thuyết của tư duy thuần túy (tác phẩm “Góp phần phê
phán triết học Hegel”,năm 1839). Ông phê phán cả Kytô giáo từ thực tế sinh hoạt tôn giáo của thời đại mình, đồng thời vạch ra mối liên hệ giữa tôn giáo với chủ nghĩa duy tâm Hegelnhư “chủ nghĩa duy tâm trên trời “ với “chủ nghĩa duy tâm dưới mặt đất”(tác phẩm “Bản chất Kytô giáo”, 1841). Trong quá trình phê phán tôn giáo, đúng hơn, cơ sở tâm lý và hệ quả đạo đức của tôn giáo,Feuerbach nêu ra ý tưởng về “tôn giáo không có Chúa”, lấy tình yêu nhân loại làm cứu cánh. Dưới Ảnh hưởng của Đại cách mạng Pháp Feuerbach đề cao khát vọng tự do và dân chủ, mô hình xã hội công dân và nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên ông không tham gia vào những chuyển biến chính trị đang diễn ra tại Đức. Từ sau 1841 Feuerbach bắt đầu cuộc sống ẩn dật tại một vùng quê hẻo lánh.
Đánh giá bài viết?