Bước ngoặt tinh thần trong triết học
Thời kỳ Khai sáng có thể được nhìn nhận như là một cuộc cách mạng văn hoá, một lý tưởng về cộng đồng nhân loại chưa được nhận thức một cách đầy đủ, hay một đặc trưng trí lực kiểu hiện đại lan toả toàn thế giới. Trọng tâm của bài viết này nói về trí lực thời kỳ Khai sáng, một hệ tư tưởng có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới. Cả chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội cũng như kinh tế thị trường, chế độ dân chủ và xã hội công dân đều bắt nguồn từ thời kỳ Khai sáng. Khi các nền kinh tế tiến bộ bước vào “xã hội tri thức”, sự thống trị của khoa học, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông sẽ càng nổi trội hơn. M.Wâybơ tiên đoán rằng, các chuyên gia và các nhà quản lý sẽ là những người kiểm soát xã hội hiện đại; đồng thời, sự nổi lên của tính kỹ trị trong quân sự, trong các chính phủ, trong các tập đoàn đa quốc gia, trong các tổ chức xã hội và cả trong các tổ chức phi chính phủ dường như không thể tránh được. Hơn nữa, các giá trị cơ bản, như tự do, công lý, nhân quyền, tính minh bạch trong thực thi luật pháp và phẩm giá, độc lập và tự quyết cá nhân được thừa nhận rộng rãi như là các giá trị phổ quát. Thông điệp của trí lực Khai sáng có ý rằng, chỉ có một sự lựa chọn duy nhất cho tương lai của cộng đồng nhân loại dường như rất thuyết phục.
Tuy nhiên, trí lực Khai sáng cũng còn có những hạn chế nghiêm trọng. Chúng ẩn chứa trong thuyết lấy con người làm trung tâm, sự duy lý máy móc và chủ nghĩa cá nhân thái quá, một loại của chủ nghĩa thế tục mà hậu quả là từ sự phớt lờ tôn giáo và tàn phá tự nhiên. Nhìn về tương lai mà thiếu sự tái cấu trúc một cách căn bản thế giới quan này thì Khai sáng chẳng mang lại một chỉ dẫn hữu ích nào cho sự sinh tồn, chứ chưa nói gì tới sự thịnh vượng của nhân loại. Do vậy, sự nhận thức toàn diện và phê phán về thời kỳ Khai sáng, nhất là về cái trí lực đã lan toả toàn thế giới này, là rất cần thiết. Dựa trên các cách nhìn nhận của các học giả về bình đẳng giới, môi trường, hậu hiện đại, chủ nghĩa cộng sản và tôn giáo, tôi đưa ra một cách nhìn nhân văn cả dưới góc độ tán thành, chia sẻ ý nghĩa đương thời của “kỷ nguyên lý trí” lẫn dưới góc độ đánh giá khách quan về những hạn chế của trí lực phi tinh thần và phi tự nhiên này. Mục đích chính là khám phá khả năng xác thực của một trật tự thế giới mới dựa trên đối thoại bền vững và liên tục giữa các nền văn minh.
Cần hết sức lưu ý rằng, trong truyền thống văn hoá của người trí thức hiện đại, trí lực Khai sáng đã thẩm thấu trong đời sống tinh thần đến nỗi mà văn hoá truyền thống đã bị đẩy lùi xuống làm “phông nền”, chỉ đơn thuần như một tiếng vọng từ xa, ở những thói quen tình cảm. Do nỗ lực phát triển một nền kinh tế thị trường hoàn hảo, một thể chế dân chủ minh bạch và một xã hội công dân tốt đẹp vẫn còn là quá xa vời, các nhóm văn hoá và chính trị ưu tú ở các xã hội, chẳng hạn như Trung Quốc, cam kết theo hướng đề án Khai sáng, mà chưa sẵn sàng vượt qua trí lực Khai sáng. Thực tế, trong chiến lược phát triển, nó lấy hình mẫu phương Tây truyền thống làm điểm xuất phát. Một khi được chấp nhận một cách rộng rãi, nó sẽ lan toả và quả thực, đối với một xã hội đang phát triển, việc quay trở về di sản văn hoá để tìm cảm hứng thì quá là xa xỉ. Tuy nhiên, thật trớ trêu là, tinh thần của thời đại, vì sự sinh tồn và thịnh vượng của cộng đồng toàn cầu, đòi hỏi các nhà trí thức, bao gồm cả các nhà trí thức Trung Quốc, phải vượt qua trí lực Khai sáng. Trên bình diện lịch sử và so sánh văn minh, con đường chắc chắn và đúng đắn nhất để vượt qua tổ hợp thách thức này là tận dụng tất cả các nguồn lực tinh thần sẵn có của cộng đồng toàn cầu để thiết lập một tầm nhìn nhân văn cái có thể vượt qua lý thuyết lấy con người làm trung tâm, duy lý máy móc và chủ nghĩa cá nhân thái quá, mà không đánh mất ánh sáng của những tư tưởng giải phóng và thực tiễn của thời kỳ Khai sáng với tư cách một cuộc cách mạng, một lý tưởng và một trí lực.
Sự quan tâm đặc biệt tới các nền văn minh kỷ nguyên Axial biểu trưng cho một “bước ngoặt tinh thần” trong triết học. Những chuyển biến về “ngữ nghĩa” và “nhận thức luận” đã thành công trong việc tạo cho nghiên cứu triết học hàn lâm ở thế giới nói tiếng Anh một quy tắc chuyên nghiệp đáng trân trọng. Tuy nhiên với việc đẩy mỹ học, đạo đức học và triết học tôn giáo ra vị trí bên lề của các mối quan tâm có tính phân tích, các nhà triết học hàn lâm chuyên nghiệp đã vô hình trung tự giam hãm mình trong những “cái kén” của quy tắc kỹ thuật hàng thế kỷ. Chẳng có gì ngạc nhiên khi kiểu triết học của họ không đề cập nhiều tới những vấn đề về đời sống con người. Kết quả là, có rất ít nhà triết học trở thành trí thức vì quần chúng và với những nhà triết học có khát vọng phụng sự quần chúng thì tiếng nói của họ thường bị lấn át bởi các nhà thần học, các nhà văn hoá, các nhà phê phán xã hội và các nhà kinh tế chính trị. Đã đến lúc cần có một sự tái định hướng triết học một cách căn bản. Triết học so sánh có thể đóng một vai trò quan trọng trong thời điểm then chốt này.
Xét về phương diện lịch sử, không một nền văn minh lớn nào trong kỷ nguyên Axial - ấn Độ giáo, Phật giáo, Không giáo và Đạo giáo - có sự phân biệt một cách rõ ràng sự khác biệt giữa triết học và tôn giáo. Rõ ràng là, tất cả suy tư triết học hiện thân trong sự giáo hoá và tín điều tôn giáo. Quả thực, không có phép tắc tinh thần thì cũng không thể có sự phản tư tri thức phức tạp. Sự tương tác giữa triết học và tôn giáo, hay chính xác hơn là sự hợp nhất giữa phân tích khách quan và nhận thức kinh nghiệm, là đặc trưng căn bản của lối tư duy Axial. Thực tế, các nhà sử học am tường triết học, chẳng hạn như Ha đốt, Viện sĩ người Pháp, đã chứng minh một cách rất thuyết phục rằng, với người Hy Lạp, triết học là lối sống hiện thân trong các nghi lễ tinh thần. Tinh thần đó đã được Pútnam - Giáo sư Đại học Harvard - sử dụng để tiếp cận Maimônic, Rôxenvêi, Bung, và Lêvinét trong bài giảng Bốn nhà tư tưởng Do Thái. Điều này cũng rất đúng với các nhà triết học Hồi giáo, kể từ Avicena và An Gadali. Giáo sư Naxơ là một nguyên mẫu điển hình hiện thời. Có vẻ hiển nhiên rằng, sự hồi sinh và phồn vinh của triết học, với tư cách một môn học nhân văn trong giáo dục nghệ thuật tự do, đã phần nào được xác nhận dựa vào chủ tâm hồi phục của nó đối với các truyền thống tinh thần. Sự cộng tác thân thiết hay đua tranh thân thiện của các triết gia với những đồng nghiệp trong tôn giáo có thể tạo nên một lối tư duy có tính hiệu quả cao trong thế kỷ XXI. Không cần phải nói, điều này cũng là một phương thức của sự trở về cái cốt lõi và nguồn cội triết học: tự nhận thức.
Chủ nghĩa nhân văn mới bắt nguồn từ sự tự nhận thức, vượt qua chủ nghĩa nhân văn thế tục của trí lực thời kỳ Khai sáng, có ý nghĩa lịch sử như là linh hồn của thời đại chúng ta. Nó thể hiện tư tưởng về đạo đức phổ quát trong bối cảnh đa dạng văn hoá. ít nhất có tám nguyên tắc chung tham gia:
1) Với một tầm nhìn con người vũ trụ hợp nhất và toàn diện bao quát cả tự nhiên và tôn giáo.
2) Thừa nhận con người sống động, cụ thể là trung tâm của các mối quan hệ. Ở vị trí trung tâm thì phẩm giá, sự độc lập và quyền tự quyết cá nhân là những đặc trưng thiết yếu của con người này; trong các mối quan hệ thì tính xã hội là tất yếu cho bản sắc cá nhân.
3) Con người sống động, cụ thể có cội nguồn trong thân xác, gia đình, cộng đồng, thế giới và vũ trụ, nó kiếm tìm sự vượt qua tính ích kỷ, tính thân quen, tính địa phương hẹp hòi, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và thuyết lấy con người là trung tâm để đạt tới mức cao nhất của tự nhận thức. Ảnh hưởng qua lại giữa cái có tính cội nguồn và tinh thần chung thể hiện sự phức tạp và sự phong phú của đời sống con người.
4) Tự nhiên, nói như Bơry, “không phải là một tập hợp của các khách thể” mà là một “cộng đồng của các chủ thể”. Chúng ta nuôi dưỡng một ý thức tôn trọng tất cả mọi tồn tại, mà không áp đặt sự phân biệt giữa linh hồn và thể xác hoặc giữa tinh thần và vật chất trong đời sống của chúng ta. Có mối liên hệ và tình ruột thịt giữa tất cả mọi người và giữa tất cả mọi thứ.
5) Đời sống của chúng ta trong tính sống động cụ thể là hiện thân của cái tôi, cộng đồng, tự nhiên và Chúa Trời theo một đạo lý của sự quan tâm và trách nhiệm.
6) Tính nhân văn với tư cách một giá trị cốt lõi “hiện thân cho Thiên, Địa và vô số những thứ khác” trong cảm nhận và ý thức.
7) Mặc dù đa dạng văn hoá là thiết yếu nhưng chúng ta kiếm tìm “đồng thuận mà không đồng nhất” cho phép mỗi người trở thành một bộ phận tích hợp của sự “thống nhất vĩ đại” (cộng đồng nhân loại), trong đó tất cả mọi người được thừa nhận là các công dân toàn cầu.
8) Quyền công dân toàn cầu là lý tưởng chính trị nhưng nó hàm chứa những giá trị tinh thần và có cơ sở vững chắc trong tự nhiên. Chủ nghĩa nhân văn với vai trò duy trì trật tự thế giới được chỉ dẫn bởi các giá trị tinh thần và tự nhiên.
Quyền công dân toàn cầu, cái được xác lập dựa trên tầm nhìn con người vũ trụ hợp nhất, không phải là lý tưởng không tưởng, cũng không phải là sự mơ tưởng hão huyền mà là một ước vọng chung, thực chất là một tư tưởng khả thi với sự nhận thức sâu sắc về sự kết giao tôn giáo, đạo đức và sinh thái. Trong chiều cạnh này, tất cả bơn chiều kích của sự trải nghiệm con người: cái tôi, cộng đồng, tự nhiên và Chúa Trời hợp nhất với nhau trong tiếp cận toàn thể luận đối với cuộc sống. Sự hợp nhất giữa thể xác, tinh thần, trí tuệ, tâm hồn và tâm linh của cá nhân, sự tương tác phong phú giữa cái tôi và cộng đồng, mối quan hệ đồng thuận và bền vững giữa con người và tự nhiên và sự phụ thuộc lẫn nhau, sự tương tác qua lại giữa tinh thần và trí tuệ với Đạo Trời là những chuẩn mực cho việc thiết lập cộng đồng nhân loại như là một cái toàn thể. Chúng không phải là những tư tưởng trừu tượng, mà là những đặc trưng xác thực của lộ trình tất yếu cho sự sinh tồn và thịnh vượng của loài người. Lộ trình này hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa phân lập bảo thủ, nó cũng loại trừ chủ nghĩa phổ độ trừu tượng.
Niềm tin cho rằng chỉ có duy nhất một con đường để thiết lập trật tự thế giới là phi thực tế và nguy hiểm. Nó chỉ làm gia tăng tình trạng căng thẳng và xung đột gây tổn hại cho hoà bình quốc tế. Thuyết đơn cực quá hão huyền ở cả phương diện lý thuyết và thực thi. Nó không hiểu được sự gia tăng của toàn cầu hoá kinh tế sẽ kéo theo sự đa dạng văn hoá tương ứng. Sự áp đặt những tư tưởng nhân văn thế tục đối với phần còn lại của thế giới, mà không có sự thấu hiểu và nhận thức sâu sắc các giá trị cốt yếu khác cũng có khát vọng chính đáng và thiết yếu cho việc nuôi dưỡng quyền công dân toàn cầu, là sự nhìn nhận thiển cận và lệch lạc. Tự do mà không công bằng, lý tính mà không có sự cảm thông, luật pháp mà không độ lượng, quyền mà không gắn với trách nhiệm và phẩm hạnh cá nhân mà không có đồng thuận xã hội... sẽ không thể đem đến một trật tự thế giới bền vừng được vun đắp bởi một văn hoá hoà bình có nội dung phong phú. Tất cả năm giá trị cốt lõi của truyền thống Không giáo: nhân, lễ, nghĩa, trí và tín giữ vai trò chủ đạo cho đạo đức phổ quát. Hồi giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, ấn Độ giáo và các truyền thống tinh thần khác, nhất là trong các tôn giáo bản địa, cũng mang lại sự phong phú cho quyền công dân toàn cầu. Chỉ thông qua “đối thoại giữa các nền văn minh” thì chân dung của đạo đức phổ quát mới có thể được phác hoạ. Đối thoại mang tính học hỏi lẫn nhau là cách thức tốt nhất.
Kinh nghiệm đời thường của nhân loại mách bảo chúng ta rằng, sự đối thoại đích thực là một nghệ thuật đòi hỏi có sự bồi đắp chu đáo. Trừ khi chúng ta có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tri thức, tâm lý, trí lực và tinh thần, chúng ta sẽ không ở vào một vị thế tham gia đầy đủ trong cuộc đối thoại. Thực tế, chúng ta có thể tận hưởng sự thú vị của sự giao lưu thực sự chỉ có với những người bạn đích thực và những người cùng chí hướng. Làm thế nào để những người xa lạ có thể vượt qua hố ngăn cách văn minh để tham gia đối thoại đích thực, nhất là khi “bạn” đối tác là người khác chủng tộc, người bề trên, quân thù? Có vẻ như với một trí tuệ bình thường cũng có thể nhận biết được rằng, đối thoại văn minh không những có tính khả thể mà còn có tính khả thi. Chắc chắn rằng phải mất nhiều năm hay nhiều thế hệ nữa mới có được sự nhận thức đầy đủ về hiệu quả tối đa của đối thoại. Tuy nhiên, ít nhất, những lợi ích của các mối quan hệ có tính đối thoại ở mức độ cá nhân, địa phương, quốc gia, hay ở mức độ đa văn thinh thì đã sẵn sàng và được nhận thức đầy đủ trong cuộc sống đời thường hàng ngày.
Nếu những kinh nghiệm đời thường này được vun đắp và được chia sẻ rộng rãi, chúng ta có thể học cách nâng một lẽ phải thông thường có được từ kinh nghiệm sống lên thành lẽ phải của trách nhiệm bảo vệ cho những lợi ích chung toàn cầu. Ý thức sinh thái là một minh chứng hiển nhiên. Sự nhận thức của chúng ta về tính cấp thiết, do sự thúc giục của những quan tâm và sự lo âu về sự bền vững của môi trường và viễn cảnh cuộc sống của các thế hệ tương lai, dẫn chúng ta không chỉ có thái độ nhân loại mà còn có cả thái độ vũ trụ đối với tất cả các nguồn lực của mình: khoáng sản, đất đai, nước, và không khí. Thông qua giáo dục, ý thức sinh thái này, có thể khích lệ các lực lượng tích cực của toàn cầu hoá nâng cao cả về tinh thần, thể chất, mỹ học và đạo đức trong ý thức sinh thái của họ, có lẽ ở thời điểm khởi đầu chỉ là một nhóm nhỏ, có sự quan tâm đặc biệt đối với những khuyết tật, bất lợi, thứ yếu và sự im lặng của các xu hướng hiện thời của phát triển kinh tế. Đối thoại giữa các nền văn minh cũng khích lệ những đòi hỏi chính đáng cho tri thức cá nhân, tự nhận thức bản thân, bản sắc cá nhân, đoàn kết nhóm và trách nhiệm cộng đồng.
Chúng ta đã học từ sự đa dạng của các đối thoại tích hợp tôn giáo rằng, sự khoan dung với cái khác biệt là một đòi hỏi tiên quyết đối với bất cứ một sự giao lưu hiệu quả nào. Bởi, chỉ khi trở nên khoan dung, người ta mới có thể vượt qua được tính ích kỷ thoả mãn “cái tôi”. Chúng ta cần nhận thức một cách chính xác về sự hiện diện của người khác trước khi chúng ta có thể thực sự bắt đầu giao tiếp. Nhìn nhận về sự hiện diện của người khác như là một đối tác đối thoại tiềm năng buộc chúng ta chấp nhận sự cùng tồn tại, với một mạng lưới mở rộng chưa từng có của các mối quan hệ của loài người, là một thực tế không thể phủ nhận. Điều này sẽ dẫn tới một sự thừa nhận vai trò của người khác (niềm tin, thái độ và cách ứng xử) có liên quan và có ý nghĩa đối với chúng ta. Nói cách khác, có một điểm giao nhau khi mà hai người sẵn sàng muốn gặp nhau để giải quyết mâu thuẫn, chia rẽ hay để mở ra một sự liên hợp. Khi cả hai bên đã tạo được sự.tin tưởng đủ để gặp nhau trực diện với sự tôn trọng lẫn nhau, một cuộc gặp gỡ của tinh thần và trí tuệ sẽ trở nên khả thi. Chỉ khi đó, một cuộc đối thoại hiệu quả mới có thể bắt đầu. Thông qua đối thoại, chúng ta có thể đánh giá đúng giá trị của việc học tập từ đối tác trên tinh thần tham khảo lẫn nhau; thậm chí có thể tôn vinh sự khác biệt giữa chúng ta như một lý do cho sự mở rộng tầm nhìn ở cả hai bên.
Đối thoại không phải là một sách lược thuyết phục, cũng không phải là một chiến lược đảo ngược, mà đó là một cách thức mang lại sự hiểu biết lẫn nhau thông qua việc chia sẻ những giá trị chung và tạo ra cái mới mẻ của sự cùng chung sống. Khi chúng ta tiếp cận các đối thoại văn minh, chúng ta cần kiềm chế tham vọng chào hàng tư tưởng của mình để thuyết phục những người khác chấp nhận những niềm tin của mình, để tìm kiếm sự chấp nhận của họ đối với những ý kiến của mình, để thẩm định tiến trình hành động nhằm đạt được sự đồng ý về những cái mà chúng ta yêu thích và cho là đúng, hay để biện minh cho những tội lỗi tồi tệ của chúng ta mà thực chất là để học những cái mà chúng ta không biết, để lắng nghe những tiếng nói khác, để dẫn chúng ta tới sự nhận thức đa chiều, để phản tư và kiểm nghiệm chính chúng ta trong những sự giả định riêng của mình, để chia sẻ những sự hiểu biết sáng suốt, để phát hiện những sự đồng thuận tiềm ẩn và tìm kiếm những cách thức tốt nhất cho sự phồn vinh nhân loại. Một yếu tố quan trọng nhất của đối thoại văn minh là giao lưu tích hợp văn hoá.
Sự xuất hiện của hiện đại đã làm thay đổi căn bản tất cả các tôn giáo. M.Wâybơ định nghĩa hiện đại hoá là sự duy lý hoá. Một biểu thị đặc thù của của duy lý hoá là sự thế tục hoá. Không giống thời kỳ cận đại, sự nổi trội của hầu hết các xã hội đương đại được quản lý bởi nhà nước thế tục. Trong tiến trình chính trị phương Tây hiện đại, tôn giáo được nhìn nhận như là vấn đề thuộc về tinh thần và do đó, là một vấn đề riêng tư và không thích hợp để tranh luận công khai. Các tổ chức giáo dục thường thận trọng trong việc cổ suý tôn giáo và thường giữ thái độ trung lập đối với các xung đột tôn giáo. Song, tình trạng này đang trải qua một sự chuyển biến căn bản với hệ quả đáng kể đối với chính trị và xã hội công dân nói chung.
Trong tình hình mới, đòi hỏi các nhà lãnh đạo tôn giáo phải thạo song ngữ. Hiển nhiên, họ phải thạo thứ tiếng của cộng đồng tín ngưỡng của họ. Thêm vào đó, họ cũng phải thạo cả thứ tiếng của công dân toàn cầu. Nói cách khác, họ không thể lảng tránh trách nhiệm gánh vác vai trò của người trí thức vì công chúng. Ở mức lý tưởng nhất, song ngữ cho phép họ gắn các nguồn lực tinh thần riêng có của họ với những vấn đề sống còn của ngôi làng toàn cầu - bảo vệ môi trường, xoá đói, loại trừ bất bình đẳng giới và tra tấn cực hình. Trong kỷ nguyên thông tin, cho dù các nhà lãnh đạo tôn giáo có sự lựa chọn chỉ tập trung chăm lo cho sự phồn vinh tinh thần trong các cộng đồng của mình, thì họ vẫn không thể làm ngơ trước những vấn đề cấp thiết đang thách thức thế giới.
Thực tế, các nhà lãnh đạo tôn giáo đang đối mặt với một thử thách lớn. Đời sống con người mới đã khiến họ phải thông thạo song ngữ: một ngôn ngữ cho các tín đồ của họ và một cho công dân toàn cầu. Tương tự như vậy, các chuyên gia và các nhà chuyên nghiệp cũng phải tự nhận thấy trách nhiệm thông thạo song ngữ. Một ngôn ngữ cho nghề nghiệp của họ và ngôn ngữ thứ hai là ngôn ngữ của người trí thức vì công chúng. Họ phải có khả năng đặt mình vào cả hai cộng đồng. Trong xã hội tụ thức và nền kinh tế tri thức, họ không thể có một vị trí thích đáng trong lĩnh vực chuyên sâu hay trong chuyên môn của họ, trừ khi họ có khả năng vượt qua các nhóm sở thích riêng của mình. Lợi thế so sánh của các nhà lãnh đạo tôn giáo là do có được sự am tường về ngôn ngữ của công dân toàn cầu, họ có thể gắn ngôn ngữ tinh thần tôn giáo với ngôn ngữ chung. Khi làm điều đó, họ có thể sáng tạo ra đặc tính mới cho giao tiếp và đàm phán trong mạng lưới toàn cầu, với sự tác động to lớn đến nền kinh tế thị trường, thể chế dân chủ và xã hội công dân.
Một trong những điều kiện thiết yếu cho việc thiết lập một trật tự thế giới thông qua đối thoại giữa các nền văn minh là việc yêu cầu các nhà lãnh đạo tôn giáo gánh vác trách nhiệm của người ta thức vì công chúng. Thuật ngữ “tái thức” xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ XIX ở Nga. Nhìn bề ngoài, dường như nó chẳng có sự liên quan gì đến những truyền thống tôn giáo, như ấn Độ giáo, Phật giáo, Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, hay Hồi giáo. Ấn Độ giáo tìm kiếm sự hợp nhất giữa bản ngã đích thực với thực tại vũ trụ, còn cứu rỗi của Phật giáo như là một sự giải thoát khỏi những ràng buộc của thế giới trần tục, sự thoả ước của tín đồ Do Thái giáo với Chúa như là cội nguồn của tất cả các giá trị, người Hy Lạp cổ đại tìm kiếm chân lý qua sự chiêm nghiệm của suy tư trí tuệ, ở Hồi giáo là sự sùng kính và dâng hiến hết mình đối với thánh Ala, hoặc ở Thiên Chúa giáo là đức tin vào Chúa. Các truyền thống tôn giáo đó hàm chứa trong nó sự tồn tại của một nơi trú ẩn tinh thần, khác biệt căn bản, nếu như không muốn nói là đối lập hoàn toàn với thế giới ngày nay. Sự hứa hẹn và sự sắp đặt các vấn đề của thế giới hiện thực đã xảy ra và cho đến thời giai gần đây vẫn thường tuỳ thuộc vào sự lựa chọn hay bỏ qua cái nét tảng lịch sử này.
Thực sự thì tri thức, như cách hiểu của chúng ta ngày nay không phải là phương tiện chức năng của bậc thầy, tăng sĩ, giác sĩ, triết gia, tu sĩ, hay giáo sĩ Hồi giáo. yêu cầu tối thiểu đối vớ một trí thức - quan tâm tới chính trị, tham gia xã hội, và nhạy cảm văn hoá - tương phản hoàn toàn với một người nguyện dâng hiến phụng sự cho một thực tiễn cao cả, vượt lên trên những mối quan tâm tầm thường của thế giới thế tục. Chắc chắn rằng, mọi truyền thống tinh thần không thể không hoà quyện với cuộc sống đời thường của những người mộ đạo của mình. Tuy nhiên, tất cả các tôn giáo đã đề cập ở trên, sự chấm dứt của vòng tồn tại với đặc ân ở “Tịnh thổ” hay “Vương quốc của Thượng để” nằm ngoài cuộc sống đời thường của tồn tại người là không thể phủ nhận được. Sự trở lại nghiên cứu tôn giáo ở ngành giáo dục nghệ thuật.tự do đã làm phong phú thêm một cách đáng kể các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn trong các trường đại học hiện đại. Sự hiện diện liên tục của tính nhạy cảm tinh thần ở các hội đàm về kinh tế, chính trị và xã hội có thể cũng trở nên có ý nghĩa quan trọng đối với sự thịnh vượng nhân loại. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo tôn giáo phải có khả năng đại diện cho cộng đồng toàn cầu cũng như cho các công dân toàn cầu. Diễn đàn Thiên niên kỷ của các nhà lãnh đạo tôn giáo của Liên hợp quốc tổ chức năm 2000 quả thực là một nỗi thất vọng, bởi phần lớn những người tham gia đã sử dụng diễn đàn này cho việc thuyết giáo về tính ưu việt của những cách tiếp cận riêng đối với cuộc sống và sự cứu rỗi của họ hơn là cho việc nối kết một tầm nhìn tinh thần chung, không thể thiếu cho hoà bình của thế giới. Đã đến lúc các nhà lãnh đạo tôn giáo cần tham gia cùng liên kết để mang lại một chiều kích tinh thần cho các hội đàm về kinh tế, chính trị và xã hội. Các trí thức vì quần chúng cần phải nhạy cảm tương xứng với âm hưởng tôn giáo khi xem xét những vấn đề toàn cầu có tính phê phán. Ngày nay, các tổ chức quốc tế lớn đã thực sự nhạy cảm hơn đối với các vấn đề tôn giáo. Chẳng hạn, gần đây, tôn giáo đã trở thành nhân tố nổi bật trong các cuộc gặp gở thường niên của Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos. Ngay cả Ngân hàng thế giới cũng không loại bỏ sự có mặt của tôn giáo trong các chương trình thường kỳ của mình. Công việc chuẩn bị của Thư ký Liên hợp quốc cho Diễn đàn xã hội năm 1995 đã đề xướng một tiến trình mà ở đó, các chiều kích tôn giáo và đạo đức được lồng kết vào các cuộc hội đàm về phát triển. Đây là những đặc trưng có tính thực tiễn nổi bật lên trong báo cáo gần đây ở Hội nghị Côpenhagen tập trung cho một đòi hỏi đa ngành về tiến bộ xã hội. Hiển nhiên, khi trở thành các trí thức vì công chúng, các nhà lãnh đạo tôn giáo có thể gắn kết những quan tâm về tôn giáo với các hội đàm về chính sách kinh tế, chính trị và các vấn đề xã hội. Hơn nữa, họ có thể truyền cảm hứng cho các trí thức vì quần chúng khác để họ bắt được nhạc điệu của các tiếng nói tôn giáo. Sự cam kết lâu dài của tổ chức Văn hoá giáo dục thế giới (UNESCO) đối với các đối thoại tích hợp tôn giáo, đối chiếu triết học và tương tác văn hoá đang hứa hẹn thúc đẩy một chủ nghĩa nhân văn mới được khơi nguồn bởi tầm nhìn con người vũ trụ hợp nhất.
Hàng thập kỷ trước khi có sự cảnh báo về sự xuất hiện xung đột giữa các nền văn minh trở nên phổ biến trong giới chính trị quốc tế các học giả tôn giáo và các nhà lãnh đạo đã dồn tâm trí vào đối thoại tích hợp tôn giáo. Những kinh nghiệm trong kết nối tôn giáo chỉ ra một cách đích xác rằng, tiềm năng to lớn của tôn giáo cho hoà bình hay bạo lực nằm ngay ở các truyền thống tôn giáo. Còn đối với những tranh chấp của các thế lực quyền lực, các tôn giáo không bao giờ trung lập cả. Các truyền thống tôn giáo là những nơi hợp dòng của tiến trình vận động, phát triển tiềm năng con người và các tâm điểm của động lực sáng tạo nhưng chúng cũng là những công cụ cho sự phá huỷ hàng loạt và là phương tiện cho bạo lực dai dẳng. Không có sự đồng thuận giữa các tôn giáo thì cơ hội cho một văn hoá của hoà bình là rất mỏng manh. Sự tìm kiếm của chúng ta đối với đạo đức phổ quát, một nền tảng chung cho sự tồn tại hoà bình giữa các văn hoá khác biệt, phải lấy đối thoại tích hợp tôn giáo làm điểm khởi đầu.
Trật tự thế giới tiến từ đối thoại giữa các nền văn minh cần có thời gian và đầy khó khăn, đau thương. Bởi, chỉ khi quan điểm chính trị thống trị được thay thế bởi thuật ngoại giao của giao tiếp, sự tương tác lẫn nhau, đàm phán và đàm luận, một nền văn minh đối thoại dựa trên khoan dung, thừa nhận, tôn trọng, cùng ảnh hưởng và học hỏi lẫn nhau mới nảy sinh. Tầm nhìn con người vũ trụ hợp nhất hiện thân ở chủ nghĩa nhân văn mới này là một lối sống, một thế giới quan không thể khác trong kỷ nguyên đầy hứa hẹn và cũng không ít rắc rối này.
ĐỖ DUY MINH
PHẠM MẠNH HÙNG dịch
Nguồn: Triết học trong kỷ nguyên toàn cầu. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội. Bản điện tử: http://chungta.com
Cần hết sức lưu ý rằng, trong truyền thống văn hoá của người trí thức hiện đại, trí lực Khai sáng đã thẩm thấu trong đời sống tinh thần đến nỗi mà văn hoá truyền thống đã bị đẩy lùi xuống làm “phông nền”, chỉ đơn thuần như một tiếng vọng từ xa, ở những thói quen tình cảm. Do nỗ lực phát triển một nền kinh tế thị trường hoàn hảo, một thể chế dân chủ minh bạch và một xã hội công dân tốt đẹp vẫn còn là quá xa vời, các nhóm văn hoá và chính trị ưu tú ở các xã hội, chẳng hạn như Trung Quốc, cam kết theo hướng đề án Khai sáng, mà chưa sẵn sàng vượt qua trí lực Khai sáng. Thực tế, trong chiến lược phát triển, nó lấy hình mẫu phương Tây truyền thống làm điểm xuất phát. Một khi được chấp nhận một cách rộng rãi, nó sẽ lan toả và quả thực, đối với một xã hội đang phát triển, việc quay trở về di sản văn hoá để tìm cảm hứng thì quá là xa xỉ. Tuy nhiên, thật trớ trêu là, tinh thần của thời đại, vì sự sinh tồn và thịnh vượng của cộng đồng toàn cầu, đòi hỏi các nhà trí thức, bao gồm cả các nhà trí thức Trung Quốc, phải vượt qua trí lực Khai sáng. Trên bình diện lịch sử và so sánh văn minh, con đường chắc chắn và đúng đắn nhất để vượt qua tổ hợp thách thức này là tận dụng tất cả các nguồn lực tinh thần sẵn có của cộng đồng toàn cầu để thiết lập một tầm nhìn nhân văn cái có thể vượt qua lý thuyết lấy con người làm trung tâm, duy lý máy móc và chủ nghĩa cá nhân thái quá, mà không đánh mất ánh sáng của những tư tưởng giải phóng và thực tiễn của thời kỳ Khai sáng với tư cách một cuộc cách mạng, một lý tưởng và một trí lực.
Sự quan tâm đặc biệt tới các nền văn minh kỷ nguyên Axial biểu trưng cho một “bước ngoặt tinh thần” trong triết học. Những chuyển biến về “ngữ nghĩa” và “nhận thức luận” đã thành công trong việc tạo cho nghiên cứu triết học hàn lâm ở thế giới nói tiếng Anh một quy tắc chuyên nghiệp đáng trân trọng. Tuy nhiên với việc đẩy mỹ học, đạo đức học và triết học tôn giáo ra vị trí bên lề của các mối quan tâm có tính phân tích, các nhà triết học hàn lâm chuyên nghiệp đã vô hình trung tự giam hãm mình trong những “cái kén” của quy tắc kỹ thuật hàng thế kỷ. Chẳng có gì ngạc nhiên khi kiểu triết học của họ không đề cập nhiều tới những vấn đề về đời sống con người. Kết quả là, có rất ít nhà triết học trở thành trí thức vì quần chúng và với những nhà triết học có khát vọng phụng sự quần chúng thì tiếng nói của họ thường bị lấn át bởi các nhà thần học, các nhà văn hoá, các nhà phê phán xã hội và các nhà kinh tế chính trị. Đã đến lúc cần có một sự tái định hướng triết học một cách căn bản. Triết học so sánh có thể đóng một vai trò quan trọng trong thời điểm then chốt này.
Xét về phương diện lịch sử, không một nền văn minh lớn nào trong kỷ nguyên Axial - ấn Độ giáo, Phật giáo, Không giáo và Đạo giáo - có sự phân biệt một cách rõ ràng sự khác biệt giữa triết học và tôn giáo. Rõ ràng là, tất cả suy tư triết học hiện thân trong sự giáo hoá và tín điều tôn giáo. Quả thực, không có phép tắc tinh thần thì cũng không thể có sự phản tư tri thức phức tạp. Sự tương tác giữa triết học và tôn giáo, hay chính xác hơn là sự hợp nhất giữa phân tích khách quan và nhận thức kinh nghiệm, là đặc trưng căn bản của lối tư duy Axial. Thực tế, các nhà sử học am tường triết học, chẳng hạn như Ha đốt, Viện sĩ người Pháp, đã chứng minh một cách rất thuyết phục rằng, với người Hy Lạp, triết học là lối sống hiện thân trong các nghi lễ tinh thần. Tinh thần đó đã được Pútnam - Giáo sư Đại học Harvard - sử dụng để tiếp cận Maimônic, Rôxenvêi, Bung, và Lêvinét trong bài giảng Bốn nhà tư tưởng Do Thái. Điều này cũng rất đúng với các nhà triết học Hồi giáo, kể từ Avicena và An Gadali. Giáo sư Naxơ là một nguyên mẫu điển hình hiện thời. Có vẻ hiển nhiên rằng, sự hồi sinh và phồn vinh của triết học, với tư cách một môn học nhân văn trong giáo dục nghệ thuật tự do, đã phần nào được xác nhận dựa vào chủ tâm hồi phục của nó đối với các truyền thống tinh thần. Sự cộng tác thân thiết hay đua tranh thân thiện của các triết gia với những đồng nghiệp trong tôn giáo có thể tạo nên một lối tư duy có tính hiệu quả cao trong thế kỷ XXI. Không cần phải nói, điều này cũng là một phương thức của sự trở về cái cốt lõi và nguồn cội triết học: tự nhận thức.
Chủ nghĩa nhân văn mới bắt nguồn từ sự tự nhận thức, vượt qua chủ nghĩa nhân văn thế tục của trí lực thời kỳ Khai sáng, có ý nghĩa lịch sử như là linh hồn của thời đại chúng ta. Nó thể hiện tư tưởng về đạo đức phổ quát trong bối cảnh đa dạng văn hoá. ít nhất có tám nguyên tắc chung tham gia:
1) Với một tầm nhìn con người vũ trụ hợp nhất và toàn diện bao quát cả tự nhiên và tôn giáo.
2) Thừa nhận con người sống động, cụ thể là trung tâm của các mối quan hệ. Ở vị trí trung tâm thì phẩm giá, sự độc lập và quyền tự quyết cá nhân là những đặc trưng thiết yếu của con người này; trong các mối quan hệ thì tính xã hội là tất yếu cho bản sắc cá nhân.
3) Con người sống động, cụ thể có cội nguồn trong thân xác, gia đình, cộng đồng, thế giới và vũ trụ, nó kiếm tìm sự vượt qua tính ích kỷ, tính thân quen, tính địa phương hẹp hòi, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và thuyết lấy con người là trung tâm để đạt tới mức cao nhất của tự nhận thức. Ảnh hưởng qua lại giữa cái có tính cội nguồn và tinh thần chung thể hiện sự phức tạp và sự phong phú của đời sống con người.
4) Tự nhiên, nói như Bơry, “không phải là một tập hợp của các khách thể” mà là một “cộng đồng của các chủ thể”. Chúng ta nuôi dưỡng một ý thức tôn trọng tất cả mọi tồn tại, mà không áp đặt sự phân biệt giữa linh hồn và thể xác hoặc giữa tinh thần và vật chất trong đời sống của chúng ta. Có mối liên hệ và tình ruột thịt giữa tất cả mọi người và giữa tất cả mọi thứ.
5) Đời sống của chúng ta trong tính sống động cụ thể là hiện thân của cái tôi, cộng đồng, tự nhiên và Chúa Trời theo một đạo lý của sự quan tâm và trách nhiệm.
6) Tính nhân văn với tư cách một giá trị cốt lõi “hiện thân cho Thiên, Địa và vô số những thứ khác” trong cảm nhận và ý thức.
7) Mặc dù đa dạng văn hoá là thiết yếu nhưng chúng ta kiếm tìm “đồng thuận mà không đồng nhất” cho phép mỗi người trở thành một bộ phận tích hợp của sự “thống nhất vĩ đại” (cộng đồng nhân loại), trong đó tất cả mọi người được thừa nhận là các công dân toàn cầu.
8) Quyền công dân toàn cầu là lý tưởng chính trị nhưng nó hàm chứa những giá trị tinh thần và có cơ sở vững chắc trong tự nhiên. Chủ nghĩa nhân văn với vai trò duy trì trật tự thế giới được chỉ dẫn bởi các giá trị tinh thần và tự nhiên.
Quyền công dân toàn cầu, cái được xác lập dựa trên tầm nhìn con người vũ trụ hợp nhất, không phải là lý tưởng không tưởng, cũng không phải là sự mơ tưởng hão huyền mà là một ước vọng chung, thực chất là một tư tưởng khả thi với sự nhận thức sâu sắc về sự kết giao tôn giáo, đạo đức và sinh thái. Trong chiều cạnh này, tất cả bơn chiều kích của sự trải nghiệm con người: cái tôi, cộng đồng, tự nhiên và Chúa Trời hợp nhất với nhau trong tiếp cận toàn thể luận đối với cuộc sống. Sự hợp nhất giữa thể xác, tinh thần, trí tuệ, tâm hồn và tâm linh của cá nhân, sự tương tác phong phú giữa cái tôi và cộng đồng, mối quan hệ đồng thuận và bền vững giữa con người và tự nhiên và sự phụ thuộc lẫn nhau, sự tương tác qua lại giữa tinh thần và trí tuệ với Đạo Trời là những chuẩn mực cho việc thiết lập cộng đồng nhân loại như là một cái toàn thể. Chúng không phải là những tư tưởng trừu tượng, mà là những đặc trưng xác thực của lộ trình tất yếu cho sự sinh tồn và thịnh vượng của loài người. Lộ trình này hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa phân lập bảo thủ, nó cũng loại trừ chủ nghĩa phổ độ trừu tượng.
Niềm tin cho rằng chỉ có duy nhất một con đường để thiết lập trật tự thế giới là phi thực tế và nguy hiểm. Nó chỉ làm gia tăng tình trạng căng thẳng và xung đột gây tổn hại cho hoà bình quốc tế. Thuyết đơn cực quá hão huyền ở cả phương diện lý thuyết và thực thi. Nó không hiểu được sự gia tăng của toàn cầu hoá kinh tế sẽ kéo theo sự đa dạng văn hoá tương ứng. Sự áp đặt những tư tưởng nhân văn thế tục đối với phần còn lại của thế giới, mà không có sự thấu hiểu và nhận thức sâu sắc các giá trị cốt yếu khác cũng có khát vọng chính đáng và thiết yếu cho việc nuôi dưỡng quyền công dân toàn cầu, là sự nhìn nhận thiển cận và lệch lạc. Tự do mà không công bằng, lý tính mà không có sự cảm thông, luật pháp mà không độ lượng, quyền mà không gắn với trách nhiệm và phẩm hạnh cá nhân mà không có đồng thuận xã hội... sẽ không thể đem đến một trật tự thế giới bền vừng được vun đắp bởi một văn hoá hoà bình có nội dung phong phú. Tất cả năm giá trị cốt lõi của truyền thống Không giáo: nhân, lễ, nghĩa, trí và tín giữ vai trò chủ đạo cho đạo đức phổ quát. Hồi giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, ấn Độ giáo và các truyền thống tinh thần khác, nhất là trong các tôn giáo bản địa, cũng mang lại sự phong phú cho quyền công dân toàn cầu. Chỉ thông qua “đối thoại giữa các nền văn minh” thì chân dung của đạo đức phổ quát mới có thể được phác hoạ. Đối thoại mang tính học hỏi lẫn nhau là cách thức tốt nhất.
Kinh nghiệm đời thường của nhân loại mách bảo chúng ta rằng, sự đối thoại đích thực là một nghệ thuật đòi hỏi có sự bồi đắp chu đáo. Trừ khi chúng ta có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tri thức, tâm lý, trí lực và tinh thần, chúng ta sẽ không ở vào một vị thế tham gia đầy đủ trong cuộc đối thoại. Thực tế, chúng ta có thể tận hưởng sự thú vị của sự giao lưu thực sự chỉ có với những người bạn đích thực và những người cùng chí hướng. Làm thế nào để những người xa lạ có thể vượt qua hố ngăn cách văn minh để tham gia đối thoại đích thực, nhất là khi “bạn” đối tác là người khác chủng tộc, người bề trên, quân thù? Có vẻ như với một trí tuệ bình thường cũng có thể nhận biết được rằng, đối thoại văn minh không những có tính khả thể mà còn có tính khả thi. Chắc chắn rằng phải mất nhiều năm hay nhiều thế hệ nữa mới có được sự nhận thức đầy đủ về hiệu quả tối đa của đối thoại. Tuy nhiên, ít nhất, những lợi ích của các mối quan hệ có tính đối thoại ở mức độ cá nhân, địa phương, quốc gia, hay ở mức độ đa văn thinh thì đã sẵn sàng và được nhận thức đầy đủ trong cuộc sống đời thường hàng ngày.
Nếu những kinh nghiệm đời thường này được vun đắp và được chia sẻ rộng rãi, chúng ta có thể học cách nâng một lẽ phải thông thường có được từ kinh nghiệm sống lên thành lẽ phải của trách nhiệm bảo vệ cho những lợi ích chung toàn cầu. Ý thức sinh thái là một minh chứng hiển nhiên. Sự nhận thức của chúng ta về tính cấp thiết, do sự thúc giục của những quan tâm và sự lo âu về sự bền vững của môi trường và viễn cảnh cuộc sống của các thế hệ tương lai, dẫn chúng ta không chỉ có thái độ nhân loại mà còn có cả thái độ vũ trụ đối với tất cả các nguồn lực của mình: khoáng sản, đất đai, nước, và không khí. Thông qua giáo dục, ý thức sinh thái này, có thể khích lệ các lực lượng tích cực của toàn cầu hoá nâng cao cả về tinh thần, thể chất, mỹ học và đạo đức trong ý thức sinh thái của họ, có lẽ ở thời điểm khởi đầu chỉ là một nhóm nhỏ, có sự quan tâm đặc biệt đối với những khuyết tật, bất lợi, thứ yếu và sự im lặng của các xu hướng hiện thời của phát triển kinh tế. Đối thoại giữa các nền văn minh cũng khích lệ những đòi hỏi chính đáng cho tri thức cá nhân, tự nhận thức bản thân, bản sắc cá nhân, đoàn kết nhóm và trách nhiệm cộng đồng.
Chúng ta đã học từ sự đa dạng của các đối thoại tích hợp tôn giáo rằng, sự khoan dung với cái khác biệt là một đòi hỏi tiên quyết đối với bất cứ một sự giao lưu hiệu quả nào. Bởi, chỉ khi trở nên khoan dung, người ta mới có thể vượt qua được tính ích kỷ thoả mãn “cái tôi”. Chúng ta cần nhận thức một cách chính xác về sự hiện diện của người khác trước khi chúng ta có thể thực sự bắt đầu giao tiếp. Nhìn nhận về sự hiện diện của người khác như là một đối tác đối thoại tiềm năng buộc chúng ta chấp nhận sự cùng tồn tại, với một mạng lưới mở rộng chưa từng có của các mối quan hệ của loài người, là một thực tế không thể phủ nhận. Điều này sẽ dẫn tới một sự thừa nhận vai trò của người khác (niềm tin, thái độ và cách ứng xử) có liên quan và có ý nghĩa đối với chúng ta. Nói cách khác, có một điểm giao nhau khi mà hai người sẵn sàng muốn gặp nhau để giải quyết mâu thuẫn, chia rẽ hay để mở ra một sự liên hợp. Khi cả hai bên đã tạo được sự.tin tưởng đủ để gặp nhau trực diện với sự tôn trọng lẫn nhau, một cuộc gặp gỡ của tinh thần và trí tuệ sẽ trở nên khả thi. Chỉ khi đó, một cuộc đối thoại hiệu quả mới có thể bắt đầu. Thông qua đối thoại, chúng ta có thể đánh giá đúng giá trị của việc học tập từ đối tác trên tinh thần tham khảo lẫn nhau; thậm chí có thể tôn vinh sự khác biệt giữa chúng ta như một lý do cho sự mở rộng tầm nhìn ở cả hai bên.
Đối thoại không phải là một sách lược thuyết phục, cũng không phải là một chiến lược đảo ngược, mà đó là một cách thức mang lại sự hiểu biết lẫn nhau thông qua việc chia sẻ những giá trị chung và tạo ra cái mới mẻ của sự cùng chung sống. Khi chúng ta tiếp cận các đối thoại văn minh, chúng ta cần kiềm chế tham vọng chào hàng tư tưởng của mình để thuyết phục những người khác chấp nhận những niềm tin của mình, để tìm kiếm sự chấp nhận của họ đối với những ý kiến của mình, để thẩm định tiến trình hành động nhằm đạt được sự đồng ý về những cái mà chúng ta yêu thích và cho là đúng, hay để biện minh cho những tội lỗi tồi tệ của chúng ta mà thực chất là để học những cái mà chúng ta không biết, để lắng nghe những tiếng nói khác, để dẫn chúng ta tới sự nhận thức đa chiều, để phản tư và kiểm nghiệm chính chúng ta trong những sự giả định riêng của mình, để chia sẻ những sự hiểu biết sáng suốt, để phát hiện những sự đồng thuận tiềm ẩn và tìm kiếm những cách thức tốt nhất cho sự phồn vinh nhân loại. Một yếu tố quan trọng nhất của đối thoại văn minh là giao lưu tích hợp văn hoá.
Sự xuất hiện của hiện đại đã làm thay đổi căn bản tất cả các tôn giáo. M.Wâybơ định nghĩa hiện đại hoá là sự duy lý hoá. Một biểu thị đặc thù của của duy lý hoá là sự thế tục hoá. Không giống thời kỳ cận đại, sự nổi trội của hầu hết các xã hội đương đại được quản lý bởi nhà nước thế tục. Trong tiến trình chính trị phương Tây hiện đại, tôn giáo được nhìn nhận như là vấn đề thuộc về tinh thần và do đó, là một vấn đề riêng tư và không thích hợp để tranh luận công khai. Các tổ chức giáo dục thường thận trọng trong việc cổ suý tôn giáo và thường giữ thái độ trung lập đối với các xung đột tôn giáo. Song, tình trạng này đang trải qua một sự chuyển biến căn bản với hệ quả đáng kể đối với chính trị và xã hội công dân nói chung.
Trong tình hình mới, đòi hỏi các nhà lãnh đạo tôn giáo phải thạo song ngữ. Hiển nhiên, họ phải thạo thứ tiếng của cộng đồng tín ngưỡng của họ. Thêm vào đó, họ cũng phải thạo cả thứ tiếng của công dân toàn cầu. Nói cách khác, họ không thể lảng tránh trách nhiệm gánh vác vai trò của người trí thức vì công chúng. Ở mức lý tưởng nhất, song ngữ cho phép họ gắn các nguồn lực tinh thần riêng có của họ với những vấn đề sống còn của ngôi làng toàn cầu - bảo vệ môi trường, xoá đói, loại trừ bất bình đẳng giới và tra tấn cực hình. Trong kỷ nguyên thông tin, cho dù các nhà lãnh đạo tôn giáo có sự lựa chọn chỉ tập trung chăm lo cho sự phồn vinh tinh thần trong các cộng đồng của mình, thì họ vẫn không thể làm ngơ trước những vấn đề cấp thiết đang thách thức thế giới.
Thực tế, các nhà lãnh đạo tôn giáo đang đối mặt với một thử thách lớn. Đời sống con người mới đã khiến họ phải thông thạo song ngữ: một ngôn ngữ cho các tín đồ của họ và một cho công dân toàn cầu. Tương tự như vậy, các chuyên gia và các nhà chuyên nghiệp cũng phải tự nhận thấy trách nhiệm thông thạo song ngữ. Một ngôn ngữ cho nghề nghiệp của họ và ngôn ngữ thứ hai là ngôn ngữ của người trí thức vì công chúng. Họ phải có khả năng đặt mình vào cả hai cộng đồng. Trong xã hội tụ thức và nền kinh tế tri thức, họ không thể có một vị trí thích đáng trong lĩnh vực chuyên sâu hay trong chuyên môn của họ, trừ khi họ có khả năng vượt qua các nhóm sở thích riêng của mình. Lợi thế so sánh của các nhà lãnh đạo tôn giáo là do có được sự am tường về ngôn ngữ của công dân toàn cầu, họ có thể gắn ngôn ngữ tinh thần tôn giáo với ngôn ngữ chung. Khi làm điều đó, họ có thể sáng tạo ra đặc tính mới cho giao tiếp và đàm phán trong mạng lưới toàn cầu, với sự tác động to lớn đến nền kinh tế thị trường, thể chế dân chủ và xã hội công dân.
Một trong những điều kiện thiết yếu cho việc thiết lập một trật tự thế giới thông qua đối thoại giữa các nền văn minh là việc yêu cầu các nhà lãnh đạo tôn giáo gánh vác trách nhiệm của người ta thức vì công chúng. Thuật ngữ “tái thức” xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ XIX ở Nga. Nhìn bề ngoài, dường như nó chẳng có sự liên quan gì đến những truyền thống tôn giáo, như ấn Độ giáo, Phật giáo, Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, hay Hồi giáo. Ấn Độ giáo tìm kiếm sự hợp nhất giữa bản ngã đích thực với thực tại vũ trụ, còn cứu rỗi của Phật giáo như là một sự giải thoát khỏi những ràng buộc của thế giới trần tục, sự thoả ước của tín đồ Do Thái giáo với Chúa như là cội nguồn của tất cả các giá trị, người Hy Lạp cổ đại tìm kiếm chân lý qua sự chiêm nghiệm của suy tư trí tuệ, ở Hồi giáo là sự sùng kính và dâng hiến hết mình đối với thánh Ala, hoặc ở Thiên Chúa giáo là đức tin vào Chúa. Các truyền thống tôn giáo đó hàm chứa trong nó sự tồn tại của một nơi trú ẩn tinh thần, khác biệt căn bản, nếu như không muốn nói là đối lập hoàn toàn với thế giới ngày nay. Sự hứa hẹn và sự sắp đặt các vấn đề của thế giới hiện thực đã xảy ra và cho đến thời giai gần đây vẫn thường tuỳ thuộc vào sự lựa chọn hay bỏ qua cái nét tảng lịch sử này.
Thực sự thì tri thức, như cách hiểu của chúng ta ngày nay không phải là phương tiện chức năng của bậc thầy, tăng sĩ, giác sĩ, triết gia, tu sĩ, hay giáo sĩ Hồi giáo. yêu cầu tối thiểu đối vớ một trí thức - quan tâm tới chính trị, tham gia xã hội, và nhạy cảm văn hoá - tương phản hoàn toàn với một người nguyện dâng hiến phụng sự cho một thực tiễn cao cả, vượt lên trên những mối quan tâm tầm thường của thế giới thế tục. Chắc chắn rằng, mọi truyền thống tinh thần không thể không hoà quyện với cuộc sống đời thường của những người mộ đạo của mình. Tuy nhiên, tất cả các tôn giáo đã đề cập ở trên, sự chấm dứt của vòng tồn tại với đặc ân ở “Tịnh thổ” hay “Vương quốc của Thượng để” nằm ngoài cuộc sống đời thường của tồn tại người là không thể phủ nhận được. Sự trở lại nghiên cứu tôn giáo ở ngành giáo dục nghệ thuật.tự do đã làm phong phú thêm một cách đáng kể các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn trong các trường đại học hiện đại. Sự hiện diện liên tục của tính nhạy cảm tinh thần ở các hội đàm về kinh tế, chính trị và xã hội có thể cũng trở nên có ý nghĩa quan trọng đối với sự thịnh vượng nhân loại. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo tôn giáo phải có khả năng đại diện cho cộng đồng toàn cầu cũng như cho các công dân toàn cầu. Diễn đàn Thiên niên kỷ của các nhà lãnh đạo tôn giáo của Liên hợp quốc tổ chức năm 2000 quả thực là một nỗi thất vọng, bởi phần lớn những người tham gia đã sử dụng diễn đàn này cho việc thuyết giáo về tính ưu việt của những cách tiếp cận riêng đối với cuộc sống và sự cứu rỗi của họ hơn là cho việc nối kết một tầm nhìn tinh thần chung, không thể thiếu cho hoà bình của thế giới. Đã đến lúc các nhà lãnh đạo tôn giáo cần tham gia cùng liên kết để mang lại một chiều kích tinh thần cho các hội đàm về kinh tế, chính trị và xã hội. Các trí thức vì quần chúng cần phải nhạy cảm tương xứng với âm hưởng tôn giáo khi xem xét những vấn đề toàn cầu có tính phê phán. Ngày nay, các tổ chức quốc tế lớn đã thực sự nhạy cảm hơn đối với các vấn đề tôn giáo. Chẳng hạn, gần đây, tôn giáo đã trở thành nhân tố nổi bật trong các cuộc gặp gở thường niên của Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos. Ngay cả Ngân hàng thế giới cũng không loại bỏ sự có mặt của tôn giáo trong các chương trình thường kỳ của mình. Công việc chuẩn bị của Thư ký Liên hợp quốc cho Diễn đàn xã hội năm 1995 đã đề xướng một tiến trình mà ở đó, các chiều kích tôn giáo và đạo đức được lồng kết vào các cuộc hội đàm về phát triển. Đây là những đặc trưng có tính thực tiễn nổi bật lên trong báo cáo gần đây ở Hội nghị Côpenhagen tập trung cho một đòi hỏi đa ngành về tiến bộ xã hội. Hiển nhiên, khi trở thành các trí thức vì công chúng, các nhà lãnh đạo tôn giáo có thể gắn kết những quan tâm về tôn giáo với các hội đàm về chính sách kinh tế, chính trị và các vấn đề xã hội. Hơn nữa, họ có thể truyền cảm hứng cho các trí thức vì quần chúng khác để họ bắt được nhạc điệu của các tiếng nói tôn giáo. Sự cam kết lâu dài của tổ chức Văn hoá giáo dục thế giới (UNESCO) đối với các đối thoại tích hợp tôn giáo, đối chiếu triết học và tương tác văn hoá đang hứa hẹn thúc đẩy một chủ nghĩa nhân văn mới được khơi nguồn bởi tầm nhìn con người vũ trụ hợp nhất.
Hàng thập kỷ trước khi có sự cảnh báo về sự xuất hiện xung đột giữa các nền văn minh trở nên phổ biến trong giới chính trị quốc tế các học giả tôn giáo và các nhà lãnh đạo đã dồn tâm trí vào đối thoại tích hợp tôn giáo. Những kinh nghiệm trong kết nối tôn giáo chỉ ra một cách đích xác rằng, tiềm năng to lớn của tôn giáo cho hoà bình hay bạo lực nằm ngay ở các truyền thống tôn giáo. Còn đối với những tranh chấp của các thế lực quyền lực, các tôn giáo không bao giờ trung lập cả. Các truyền thống tôn giáo là những nơi hợp dòng của tiến trình vận động, phát triển tiềm năng con người và các tâm điểm của động lực sáng tạo nhưng chúng cũng là những công cụ cho sự phá huỷ hàng loạt và là phương tiện cho bạo lực dai dẳng. Không có sự đồng thuận giữa các tôn giáo thì cơ hội cho một văn hoá của hoà bình là rất mỏng manh. Sự tìm kiếm của chúng ta đối với đạo đức phổ quát, một nền tảng chung cho sự tồn tại hoà bình giữa các văn hoá khác biệt, phải lấy đối thoại tích hợp tôn giáo làm điểm khởi đầu.
Trật tự thế giới tiến từ đối thoại giữa các nền văn minh cần có thời gian và đầy khó khăn, đau thương. Bởi, chỉ khi quan điểm chính trị thống trị được thay thế bởi thuật ngoại giao của giao tiếp, sự tương tác lẫn nhau, đàm phán và đàm luận, một nền văn minh đối thoại dựa trên khoan dung, thừa nhận, tôn trọng, cùng ảnh hưởng và học hỏi lẫn nhau mới nảy sinh. Tầm nhìn con người vũ trụ hợp nhất hiện thân ở chủ nghĩa nhân văn mới này là một lối sống, một thế giới quan không thể khác trong kỷ nguyên đầy hứa hẹn và cũng không ít rắc rối này.
ĐỖ DUY MINH
PHẠM MẠNH HÙNG dịch
Nguồn: Triết học trong kỷ nguyên toàn cầu. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội. Bản điện tử: http://chungta.com
Đánh giá bài viết?