TS. Dương Quốc Quân: Vai trò của Nho giáo - Phật giáo - Đạo giáo trong các triều đại phong kiến Việt Nam

TS. Dương Quốc Quân
T/c Nghiên cứu sinh và tiến sĩ, số 5/2015, LB Nga

Nghiên cứu vị trí, vai trò của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo trong cấu trúc hệ tư tưởng Nho – Phật – Đạo trong lịch sử tư tưởng và lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam cho thấy, không chỉ nhà vua, nhà tư tưởng của các triều đại phong kiến Lý, Trần mà cả những nhà Nho – nhà tư tưởng của chế độ phong kiến Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đều thừa nhận Nho, Phật, Đạo là hệ tư tưởng, là công cụ thống trị, quản lý xã hội của giai cấp phong kiến, của triều đại phong kiến. Mặc dù dưới thời Lê sơ, Lê Trung hưng và triều Nguyễn – các triều đại phong kiến độc tôn Nho giáo trong lĩnh vực hệ tư tưởng, đã phê phán và bằng mọi cách hạn chế Phật giáo, Đạo giáo; nhưng trên thực tế, các triều đại phong kiến này chưa bao giờ sử dụng biện pháp bạo lực để xóa bỏ Phật giáo và Đạo giáo. Trái lại, nhiều nhà vua vẫn thường xuyên đến thăm, cho sửa chữa và xây thêm chùa quán. […].

Bài báo đi sâu phân tích sự tương đồng và dị biệt về nội dung tư tưởng, đạo đức, tín ngưỡng của cả ba đạo trên, mức độ ảnh hưởng của nó ở mỗi giai đoạn lịch sử trong nhân dân và vua quan triều đình. Trong đó nhấn mạnh, các nhà tư tưởng, nhà vua cũng vạch ra sự khác nhau về tư tưởng giữa ba đạo để có sự bổ sung cho hệ tư tưởng, làm phong phú cho hệ tư tưởng lấy Nho giáo làm cái căn bản, cái chủ đạo; đồng thời họ tìm ra chỗ khác nhau về mục đích chính trị giữa ba đạo để biến Phật giáo, Đạo giáo cùng với Nho giáo thành công cụ cai trị, phục vụ những mục đích chính trị của giai cấp phong kiến; Nhà nước phong kiến Việt Nam đã nhận thức sâu sắc rằng, cả ba dòng tư tưởng Nho, Phật, Đạo đều có vị trí, vai trò và chức năng riêng nhưng lại hết sức cần thiết đối với việc cai trị xã hội, con người, do vậy không thể bỏ một dòng tư tưởng nào. […].


Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?