Học thuyết giá trị
Học thuyết giá trị (giá trị lao động) là xuất phát điểm trong toàn bộ lý luận kinh tế của Mác. Trong học thuyết này Mác nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người, có liên quan tới vật và biểu hiện dưới hình thái quan hệ giữa vật với vật. Cơ sở về kinh tế để xác lập quan hệ giữa người với người thông qua quan hệ giữa vật với vật ở đây chính là lao động, cái thực thể, yếu tố cấu thành giá trị của hàng hóa. Đó chính là trọng tâm của học thuyết này. Sự thực thì sản xuất hàng hóa và gắn liền với nó là các phạm trù: giá trị, hàng hóa, tiền tệ đã từng có trước chủ nghĩa tư bản. Nó là những điều kiện tiền đề cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển. Dựa trên nền tảng học thuyết giá trị, Mác đã xây dựng nên học thuyết giá trị thặng dư. Vì vậy, nghiên cứu học thuyết giá trị của Mác cũng cần phải hiểu rằng: đó là ta đã bắt đầu nghiên cứu về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng mới chỉ ở dạng đơn giản nhất và chung nhất.
Đánh giá bài viết?