Biện chứng của tự nhiên - Khoa học tự nhiên trong thế giới thần linh
Ăngghen vạch ra rằng, sự khinh miệt của những kẻ kinh nghiệm
chủ nghĩa đối với phép biện chứng sẽ bị trừng phạt. Họ tất nhiên phải sa vào chủ
nghĩa duy tâm và phép thần bí: “Trong thực tế, khinh miệt phép biện chứng thì
không thể không bị trừng phạt. Dù người ta tỏ ý khinh thường mọi tư duy lý luận
như thế nào đi nữa, nhưng không có tư duy lý luận thì người ta cũng không thể
liên hệ hai sự kiện trong giới tự nhiên với nhau được, hay không thể hiểu được
mối liên hệ giữa hai sự kiện đó. Nhưng vậy thì vấn đề chỉ là ở chỗ tìm hiểu xem
trong trường hợp đó, ta suy nghĩ đúng hay sai, và rõ ràng là sự khinh thường lý
luận là con đường chắc chắn nhất đưa chúng ta đến chỗ suy nghĩ theo lối tự
nhiên chủ nghĩa, tức là suy nghĩ sai. Nhưng theo một quy luật đã biết từ lâu của
phép biện chứng, một tư duy sai lầm, một khi đẩy tới kết luận lô gích của nó,
thông thường là dẫn đến những kết quả trực tiếp đối lập với khởi điểm của nó.
Và như vậy sự khinh thường phép biện chứng theo kiểu kinh nghiệm chủ nghĩa sẽ bị
trừng phạt như sau: nó đưa một số người thực nghiệm chủ nghĩa tỉnh táo nhất sa
vào chỗ dị đoan ngu xuẩn nhất, sa vào thần linh học cận đại”15. Ở đây, Ăngghen
còn nói về sự cần thiết các nhà khoa học tự nhiên phải nắm lấy phép biện chứng
duy vật.
Không nói tới những điểm khác nữa. Ăngghen tập trung phê
phán hiện tượng đồng bóng mà bấy giờ đã lan tràn khắp châu Âu là một thứ phản động,
đặc biệt trước sự lớn mạnh của ý thức cách mạng.
Đánh giá bài viết?