Biện chứng của tự nhiên - Những quy luật cơ bản
Sau khi vạch ra cho các nhà khoa học tự nhiên thấy sự cần
thiết phải quay trở lại với phép biện chứng và chỉ ra con đường đi tới phép biện
chứng duy vật, phần này nêu tóm tắt về ba quy luật cơ bản của phép biện chứng
duy vật. Đó là các quy luật.
“Quy luật về sự chuyển hoá từ số lượng thành chất lượng và
ngược lại.
Quy luật về sự xâm nhập lẫn nhau của các đối lập.
Quy luật về sự phủ định của phủ định”16.
Ngay ở phần đầu, Ăngghen đã nêu lên sự giải thích về phép biện
chứng: “Vậy là từ trong lịch sử của giới tự nhiên và lịch sử của xã hội loài
người mà người ta đã rút ra được các quy luật của phép biện chứng. Những quy luật
không phải là cái gì khác hơn là những quy luật chung nhất của hai giai đoạn
phát triển lịch sử ấy cũng như là của bản thân tư duy”17.
Có thể nói đây là một định nghĩa về phép biện chứng, Ăngghen
đã nêu lên quy luật phép biện chứng là khoa học về sự phát triển và mối liên hệ
phổ biến của tự nhiên, xã hội và tư duy. Những quy luật biện chứng này được rút
ra từ lịch sử của tự nhiên và của xã hội loài người.
Ăngghen phê phán Hêghen đã làm sai lạc phép biện chứng theo
chủ nghĩa duy tâm, đồng thời nêu ra những ví dụ để chứng minh rằng: những quy
luật biện chứng là những quy luật thật sự của sự phát triển của giới tự nhiên,
tức là những quy luật đó cũng có giá trị đối với khoa học tự nhiên lý thuyết”18.
Ăngghen trình bày một cách hệ thống một quy luật là quy luật
lượng - chất áp dụng vào các hiện tượng của giới tự nhiên “vô sinh”.
Về những quy luật khác thì chúng ta chỉ thấy một số ý kiến lẻ
tẻ, tuy rất quan trọng nhưng không có hệ thống. Về các phạm trù của phép biện
chứng duy vật cũng vậy, Ăngghen không có ý định trình bày đầy đủ như trong một
sách phổ thông về triết học.
1.1. Quy luật lượng - chất
Về quy luật này, Ăngghen nêu: “Trong giới tự nhiên, thì những
sự biến đổi về chất - xảy ra một cách xác định chặt chẽ đối với từng trường hợp
cá biệt - chỉ có thể có được do thêm vào hay bớt đi một số lượng vật chất hay vận
động (hay là năng lượng như người ta thường nói)”19.
Ăngghen giải thích như sau: “Tất cả những sự khác nhau về chất
trong giới tự nhiên đều dựa hoặc là trên thành phần hoá học khác nhau, hoặc là
trên những số lượng hay hình thức vận động (năng lượng) khác nhau, hoặc như
trong hầu hết mọi trường hợp, đều dựa trên cả hai cái đó. Như thế là nếu không
thêm vào hoặc bớt đi một số vật chất hay vận động, nghĩa là nếu không thay đổi
một vật thể về mặt số lượng, thì không thể thay đổi được chất lượng của vật thể
ấy. Dưới hình thức ấy, luận đề thần bí của Hêghen không những đã trở nên hoàn
toàn hợp lý mà thậm chí còn khá hiển nhiên nữa”20.
Qua nhiều thí dụ về vật lý học và hoá học thời đó, Ăngghen vạch
rõ khoa học tự nhiên luôn luôn chứng thực những sự chuyển hoá lượng thành chất:
“Trong vật lý học, người ta coi các vật thể là những cái gì không biến hoá hoặc
không khác biệt về mặt hoá học; ở đây, chúng ta có những sự biến hoá của trạng
thái phân tử của các vật thể, và có sự biến đổi hình thái của vận động, sự biến
đổi này, trong mọi trường hợp - ít nhất là ở một trong hai mặt - đều làm cho
các phân tử hoạt động. Ở đây mọi sự biến hoá đều là sự đổi lượng thành chất, là
kết quả của sự biến đổi về lượng của số lượng vận động - vận động bất kỳ dưới
hình thức nào - cố hữu của vật thể ấy hoặc được truyền cho vật thể ấy”21.
Ăngghen trích dẫn đoạn của Hêghen như sau: “Ví dụ như nhiệt
độ của nước... không có ảnh hưởng gì mấy đến trạng thái lỏng của nó; nhưng nếu
người ta tăng hoặc giảm nhiệt độ của chất nước lỏng, thì sẽ tới một điểm mà trạng
thái kết hợp của nó sẽ biến đổi và nước trong trường hợp này sẽ biến thành hơi,
trong trường hợp khác thành nước đá”.
Và Ăngghen nêu ra: “Ví dụ, cần phải có một cường độ dòng điện
tối thiểu nhất định để đốt sáng dây bạch kim của đèn điện; ví dụ, mỗi kim loại
có độ cháy sáng và nóng chảy của nó; ví dụ, mỗi chất lỏng có một điểm đông đặc
và một điểm sôi nhất định ở một áp lực nhất định - chỉ cần chúng ta dùng những
phương tiện của chúng ta để tạo ra những nhiệt độ tương đương; cuối cùng, ví dụ,
mỗi chất khí cũng có một điểm tới hạn ở điểm này áp suất và sự làm lạnh sẽ biến
thể khí thành thể lỏng. Nói tóm lại, những cái mà người ta gọi là hằng số vật lý học thì phần nhiều là chỉ những
điểm nút, ở những điểm ấy chỉ cần đem thêm vào hoặc bớt đi một số lượng vận động
thì biến đổi được trạng thái của vật thể về chất, cho nên ở những điểm ấy, lượng
đổi thành chất”22.
Ăngghen nhận xét rằng, quy luật này đã toàn thắng rực rỡ
trong hoá học và nêu định nghĩa “hoá học là khoa học của sự biến đổi về chất của
vật thể sinh ra do sự thay đổi về thành phần số lượng”23.
Ăngghen lần lượt nêu ví dụ trong hoá học để chứng minh cho
quy luật lượng chất này: Chất khí làm cười (prôôxyt nitric N2O) khác với
anhyđric nitơ (penôxyt nitric N2O5) biết bao. Chất thứ nhất là một chất khí, chất
thứ hai là một chất rắn. Đó là do thành phần hoá học của chất thứ hai có chứa ô
xy nhiều hơn năm lần chất thứ nhất.
Quy luật này còn thể hiện rõ trong các dãy đồng đẳng của các
hợp chất cácbon, nhất là trong các chất hyđrô cácbon đơn giản nhất. Các chất được
kết hợp lại với nhau theo công thức CnH2n+2, cứ mỗi lần thêm CH2 thì lại tạo ra
một chất mới khác với chất trước.
Tiếp đó, Ăngghen lại chứng thực quy luật này ở hiện tượng
các chất đồng phân. Đồng phân là hiện tượng nhiều chất có cấu tạo giống nhau,
nhưng khác nhau về thuộc tính vật lý do sự sắp xếp các nguyên tử trong phân tử
khác nhau, các nguyên tử được sắp xếp trong phân tử một cách khác nhau thì có ảnh
hưởng hoá học khác nhau. Ăngghen cho rằng: “Những hợp chất đầu dãy đòi hỏi một
sự sắp xếp duy nhất của các nguyên tử với nhau. Nhưng nếu trong một dãy, số lượng
nguyên tử kết hợp thành phân tử là một số lượng nhất định, thì các nguyên tử
trong phân tử có thể sắp xếp theo nhiều cách thức; vì thế cho nên chúng ta có
thể thấy hai hoặc nhiều chất đồng phân có một số lượng C, H, O như nhau trong một
phân tử, nhưng lại khác nhau về chất lượng. Thậm chí chúng ta lại còn có thể
tách ra bao nhiêu chất đồng phân đối với từng thành phần của dãy. Ví dụ, trong
dãy paraphin, C4H10 có hai đồng phân, C5H12 có ba, đối với các hợp chất cao cấp,
số lượng các chất đồng phân tăng lên rất nhanh. Thế là ở đây cũng vậy, số lượng
nguyên tử trong phân tử quy định khả năng tồn tại và, - trong chừng mực điều đó
được thực nghiệm xác minh, - sự tồn tại thực sự của những chất đồng phân khác
nhau về chất”24.
Thêm một ví dụ chứng minh cho quy luật này là định luật của
Menđêlêép: “Cuối cùng là quy luật của Hêghen không những chỉ có giá trị đối với
các hợp chất mà còn có giá trị ngay cả đối với các nguyên tố hoá học nữa. Bây
giờ thì chúng ta đã biết rằng: “những thuộc tính hoá học của các nguyên tố là một
hàm số chu kỳ của trọng lượng nguyên tử của các nguyên tố đó”... do đó chất lượng
của các chất ấy là do số nguyên tử lượng của các chất ấy quyết định. Điều đó đã
được xác minh một cách huy hoàng. Menđêlêép đã chứng minh rằng trong các dãy
nguyên tố đồng nhóm sắp xếp theo thứ tự nguyên tử lượng tăng dần, người ta thấy
có nhiều chỗ trống, như vậy chứng tỏ rằng ở các nơi đó, có những nguyên tố mới
còn phải tìm ra. Ông đã mô tả trước thuộc tính hoá học chung của một nguyên tố
chưa biết đó mà ông gọi là êcanhôm vì nguyên tố này tiếp theo nhôm trong nhóm
mà chất nhôm đứng đầu, và ông đã dự đoán tỷ trọng và trọng lượng nguyên tử cũng
như thể tích nguyên tử của chất đó. Cách mấy năm sau, Lơcốc Đơ Boabôđrăng đã thực
tế tìm ra nguyên tố đó và các lời tuyên đoán của Menđêlêép đã được chứng thực
là đúng, với một và sự chênh lệch rất nhỏ. Chất êcanhôm chính là chất gali...
Nhờ áp dụng - một cách không có ý thức - quy luật của Hêghen về sự chuyển hoá
lượng thành chất, Menđêlêép đã hoàn thành một kỳ công khoa học có thể tự hào đứng
ngang hàng với kỳ công của Lơ Vêriê khi ông tính ra quỹ đạo của hành tinh Hải
vương mà người ta chưa biết”25.
Các quy luật của phép biện chứng thường được nhắc đến luôn
trong nhiều bài văn chủ yếu, cũng như trong nhiều tài liệu sơ khảo. Ăngghen nói
rằng, ông không định viết một tài liệu hướng dẫn về phép biện chứng mà chỉ muốn
vạch rõ ràng các quy luật biện chứng là những quy luật phát triển thực tế của tự
nhiên, và toàn bộ tác phẩm Biện chứng của tự nhiên của Ăngghen chính là nhằm chứng
minh điều đó.
Tất cả các phần trong quyển sách này đều viết với tinh thần
phép biện chứng duy vật. Vì vậy, khó mà nói rằng trong phần “Phép biện chứng”,
Ăngghen đã trình bày xong về quy luật chuyển hoá lượng thành chất hay chưa. Chỉ
có điều chắc chắn rằng quy luật này được Ăngghen nói tới nhiều chỗ trong những
phần sau. Đặc biệt cần chú ý đến ý kiến của Ăngghen về sự chuyển hoá ngược lại
từ chất thành lượng, điều này trong các tài liệu giáo khoa đôi khi không được
nêu lên. Ăngghen phê phán thuyết máy móc và nói rằng quan điểm máy móc giải
thích mọi sự biến đổi bằng sự thay đổi vị trí, giải thích tất cả mọi sự khác
nhau về chất lượng bằng những sự khác nhau về số lượng và không thấy rằng quan
hệ giữa số lượng và chất lượng là một quan hệ qua lại, rằng chất lượng có thể
chuyển hoá thành số lượng cũng như số lượng có thể chuyển hoá thành chất lượng
là một quan hệ qua lại” 26.
Đặc điểm của những người siêu hình trước hết là quy mọi sự
khác nhau về chất thành những sự khác nhau về lượng, quan niệm về phát triển
nói chung, chỉ là sự tuần tự tăng lên hay giảm bớt một cách giản đơn, chỉ là sự
lắp lại cái cũ.
Để phê phán những nhà siêu hình, Ăngghen đã nhấn mạnh những
sự thay đổi về lượng dẫn đến chất đổi và ngược lại. Đó là nội dung chính của
quy luật lượng - chất.
1.2. Quy luật mâu thuẫn
Tuy Ăngghen chưa kịp trình bày một cách có hệ thống một quy
luật cơ bản khác của phép biện chứng mà Ăngghen gọi là Quy luật về sự xâm nhập
lẫn nhau của các đối lập nhưng ở phần Sơ thảo và Chú thích cũng có nhiều thí dụ
chứng minh quy luật này.
Ăngghen viết: “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối
trong toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện
chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối, trong toàn bộ giới tự nhiên, của sự vận
động thông qua những mặt đối lập, tức là những mặt thông qua sự đấu tranh thường
xuyên của chúng và sự chuyển hoá cuối cùng của chúng từ mặt đối lập này thành mặt
đối lập kia, tương tự với những hình thức cao hơn, đã quy định sự sống của giới
tự nhiên. Sự hút và sự đẩy. Cực tính bắt đầu trong từ tính. Ở đây, cực tính xuất
hiện trên độc một vật thể. Còn trong điện, cực tính ấy được phân phối giữa hai
hay một số vật thể trên đó hiện ra những điện tích trái dấu. Tất cả những quá
trình hoá học chung quy chỉ là những hiện tượng của hút và đẩy hoá học. Cuối
cùng, trong đời sống hữu cơ, sự cấu thành của nhân tế bào cũng phải được coi là
một hiện tượng phân cực của anbumin sống, và học thuyết tiến hoá đã vạch ra rằng,
bắt đầu từ cái tế bào giản đơn, mỗi một bước tiến tới, một mặt là loài thực vật
phức tạp nhất, mặt khác là con người, đều được thực hiện thông qua sự đấu tranh
thường xuyên giữa tính di truyền và tính thích ứng như thế nào. Ở đây, người ta
thấy rằng những phạm trù như là “khẳng định” và “phủ định” ít thích dụng đối với
những hình thức tiến hoá ấy biết chừng nào. Người ta có thể coi tính di truyền
là mặt khẳng định, bảo thủ và tính thích ứng là mặt phủ định thường xuyên thủ
tiêu những thành quả của tính di truyền; nhưng người ta cũng có thể coi tính
thích ứng như là sự hoạt động sáng tạo, tích cực, khẳng định, và tính di truyền
như là hoạt động kháng cự, tiêu cực, phủ định. Nhưng, cũng như trong lịch sử, sự
tiến bộ xuất hiện với tư cách là sự phủ định những trật tự đang tồn tại, ở đây
cũng thế - vì những lý do hoàn toàn thực tiễn - tốt nhất ta nên coi tính thích ứng
là hoạt động phủ định. Trong lịch sử, sự vận động thông qua các mặt đối lập hiện
ra hoàn toàn rõ rệt trong mọi thời kỳ nguy biến của các dân tộc tiên tiến.
Trong những lúc như thế, một dân tộc chỉ được chọn: “hoặc là, hoặc là!”, hơn nữa,
vấn đề được luôn luôn đặt ra một cách hoàn toàn khác với sự mong muốn của những
bọn philixtanh làm chính trị trong tất cả các thời kỳ. Ngay cả bọn philixtanh
thuộc phái tự do năm 1848 ở Đức cũng đã bị đặt, một cách đột ngột và bất ngờ
vào năm 1849, ngược lại với ý muốn của nó, trước vấn đề: hoặc là trở lại chế độ
phản động cũ dưới một hình thức thậm tệ hơn, hoặc là tiếp tục cuộc cách mạng
cho tới chế độ cộng hoà, - có thể là ngay cả tới một nền cộng hoà thống nhất và
không chia cắt, với chủ nghĩa xã hội ở phía sau. Nó đã do dự không lâu và đã ủng
hộ việc thành lập chế độ phản động của Mantoiphen, cái tinh hoa của chủ nghĩa tự
do Đức” 27. Ở đây Ăngghen nói rất kỹ về sự đồng nhất của các mặt đối lập.
Ăngghen vạch rõ mối liên hệ giữa biện chứng khách quan, chi
phối giới tự nhiên với biện chứng chủ quan phản ánh của nó trong ý thức của con
người: “Tính đối lập lẫn nhau của những quy định lý tính của tư duy: sự phân cực.
Nếu như điện, từ... đều phân cực, đều vận động trong những mặt đối lập, thì tư
duy cũng thế. Nếu như với điện, từ... không thể chỉ bám lấy độc một mặt - không
một nhà khoa học tự nhiên nào nghĩ tới việc chỉ bám lấy độc một mặt - thì với
tư duy cũng vậy”28. Người ta còn tìm thấy những tư tưởng sâu sắc về sự thống nhất
và đấu tranh của các mặt đối lập trong những đoạn ngắn ở phần Biện chứng của
tác phẩm. Ăngghen viết rằng: “Tính đồng nhất và tính khác biệt - tính tất yếu
và tính ngẫu nhiên - nguyên nhân và kết quả - đó là những đối lập chủ yếu, những
đối lập, nếu xét một cách riêng rẽ, thì sẽ chuyển hoá lẫn nhau”29.
Ăngghen cho rằng, các mặt đối lập như khẳng định - phủ định,
tích cực - tiêu cực, dương và âm có thể gọi ngược lại điều đó không thay đổi bản
chất của sự việc, bởi vì sự đối lập đó tồn tại một cách khách quan.
Ăngghen viết: “Nếu người ta đặt tên gọi ngược lại, và thay đổi
toàn bộ thuật ngữ còn lại cho phù hợp thì mọc cái vẫn đều đúng. Lúc đó, chúng
ta sẽ gọi phương Tây là phương Đông và phương Đông là phương Tây. Mặt trời sẽ mọc
đằng Tây, những hành tinh sẽ quay từ Đông sang Tây, v.v.; chỉ có cực tên gọi là
thay đổi. Hơn nữa, trong vật lý học, chúng ta gọi là Cực Bắc, các Cực Nam thật
sự của nam châm, cái cực bị hút bởi Cực Bắc của địa từ, - và như thế cũng chẳng
sao”30.
1.3. Quy luật phủ định của phủ định
Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ăngghen cũng không
nói kỹ về quy luật phủ định của phủ định, và ở đây chúng ta cũng chỉ thấy những
luận điểm lẻ tẻ về vấn đề này. Hơn nữa tác dụng của quy luật phủ định của phủ định
thường được bàn đến khi nói về các mâu thuẫn trong tự nhiên. Đó là theo đúng dự
định chủ yếu của quyển sách: điểm 3 của Sơ thảo đề cương chung có nói rằng, sự
phát triển bằng mâu thuẫn hay phủ định của phủ định, phát triển theo hình xoáy
trôn ốc, cách xem xét như thế phù hợp với sự phát triển khách quan của thế giới.
Không thể quan niệm các quy luật cơ bản của phép biện chứng tác động một cách
tách rời nhau, tất cả các quy luật đều đồng thời tác động, chỉ có dựa vào cả ba
quy luật cơ bản mới có thể giải thích được đúng đắn sự phát triển.
Đánh giá bài viết?