Triết học phương Tây hiện đại

Lưu Phóng Đồng (dịch giả: Lê Khánh Trường)
NXB Lý luận Chính trị


Đây là quyển giáo trình triết học hướng đến thế kỷ 21 trên cơ sở lấy thái độ thực sự cầu thị của chủ nghĩa Marx mà đánh giá lại toàn bộ triết học phương Tây hiện đại và mối quan hệ của nó với triết học Mácxít.

Về cơ bản, triết học phương Tây hiện đại là một hình thái lý luận của thế giới quan và nhân sinh quan của giai cấp tư sản, là sự phản ánh thực trạng xã hội tư bản chủ nghĩa ở những hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau. Trong lần tái bản này, quyển TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI có sửa chữa, bổ sung và khắc phục lối giới thiệu các trường phái triết học phiến diện hoặc sai lầm trước đó. Tác giả Lưu Phóng Đồng sẽ lần lượt trình bày với bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này một dòng triết học với nhiều trào lưu, trường phái, chủ nghĩa (trào lưu chủ nghĩa thực tại, trường phái Frankfurt, chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa Kant mới, chủ nghĩa Freud...) gắn với nhiều triết gia nổi tiếng của triết học phương Tây hiện đại. Chính sự phong phú và đa dạng đó đã tạo cho triết học học phương Tây hiện đại một bức tranh nhiều màu sắc.

Việc tìm hiểu, học tập và nghiên cứu triết học phương Tây hiện đại giúp chúng ta có được một nhận thức toàn diện, đúng đắn; thúc đẩy kết hợp giữa việc nghiên cứu triết học phương Tây hiện đại của nước ta với việc nghiên cứu triết học chủ nghĩa Marx trong giai đoạn mới.

Lời Nhà xuất bản

Lời nói đầu

Khái luận

Chương 1: Chủ nghĩa thực chứng

Khái luận về chủ nghĩa thực chứng
Chủ nghĩa thực chứng của A. Comte
Chủ nghĩa quy nạp của J. S. Mill
Triết học tổng hợp của H. Spencer
Chương 2: Chủ nghĩa phi lý và chủ nghĩa duy ý chí

Khái luận về chủ nghĩa phi lý và chủ nghĩa duy ý chí
Thuyết ý chí sống của A. Schopenhauer
Chủ nghĩa phi lý của S. A. Kierkegaard
Quyền lực ý chí luận của F. W. Nietzsche
Chương 3: Chủ nghĩa Kant mới

Khái luận về chủ nghĩa Kant mới
Triết học của F. Lange thuộc chủ nghĩa Kant mới sơ kỳ
H. Cohen và trường phái Marburg
W. Windelband và trường phái Freiburg
Chủ nghĩa xã hội luân lý học của chủ nghĩa Kant mới
Chương 4: Chủ nghĩa Mach

Khái luận về chủ nghĩa Mach
Yếu tố nhất nguyên luận của Mach
Chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm của R. Avenarius
Ước định luận của H. Poincare
Chương 5: Triết học đời sống

Khái luận về triết học đời sống
Triết học đời sống ở nước Đức cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20
Triết học đời sống của H. Bergson
Chương 6: Chủ nghĩa Hegel mới

Khái luận về chủ nghĩa Hegel mới
Chủ nghĩa Hegel mới ở nước Anh
Chủ nghĩa Hegel mới ở Mỹ
Chủ nghĩa Hegel mới ở Italia
Chương 7: Chủ nghĩa thực dụng

Khái luận về chủ nghĩa thực dụng
C. S. Peirce và việc sáng lập chủ nghĩa thực dụng
W. James và việc hệ thống hóa chủ nghĩa thực dụng
J. Dewey và sự phát triển của chủ nghĩa thực dụng
Chương 8: Trào lưu chủ nghĩa thực tại của thế kỷ 20

Khái luận về chủ nghĩa thực tại thế kỷ 20
Đối tượng luận của A. Meinong và chủ nghĩa thực tại bản thể luận N. Hartmann
Tiến hóa luận đột biến của A. Alexander và triết học thể hữu cơ của A. Whitehead
Chủ nghĩa thực tại Mỹ
Chủ nghĩa thực tại phê phán
Chương 9: Triết học phân tích (I)

Khái luận về triết học phân tích
Cha đẻ của triết học phân tích - G. Frege
Chủ nghĩa nguyên tử logic của B. Russell
Triết học tiền kỳ của L. Wittgenstein
Phong trào chủ nghĩa kinh nghiệm logic
Chương 10: Triết học phân tích (II)

Triết học hậu kỳ của L. Wittgenstein
Triết học ngôn ngữ thường ngày
Chủ nghĩa thực dụng logic của W. V. Quine
Chủ nghĩa bản chất của S. Kripke
Sự phát triển mới nhất của triết học phân tích - D. H. Davidson và M. Dummett
Chương 11: Hiện tượng học

Khái luận về hiện tượng học và hoạt động triết học của E. Husserl
Phê phán chủ nghĩa tâm lý
Thuyết ý đồ
Phương pháp của hiện tượng học
Thế giới đời sống và phương pháp giải thích lịch sử mục đích luận
Mối quan hệ giữa hiện tượng học của Husserl với chủ nghĩa hiện sinh
Chương 12: Chủ nghĩa hiện sinh

Khái luận về chủ nghĩa hiện sinh
Triết học hiện sinh của M. Heidegger
Triết học hiện sinh của K. Jaspers
Chủ nghĩa hiện sinh của J. P. Sartre
Chương 13: Triết học nhân loại học và triết học văn hóa nhân loại

Khái luận về triết học nhân loại học
M. Scheler và việc sáng lập triết học nhân loại học
Mấy hình thái mới của triết học nhân loại học
Triết học văn hóa nhân loại của E. Cassirer
Chương 14: Chủ nghĩa cấu trúc và chủ nghĩa hậu cấu trúc

Khái luận về chủ nghĩa cấu trúc và chủ nghĩa hậu cấu trúc
Mô hình ngôn ngữ học của chủ nghĩa cấu trúc
Lý thuyết xã hội theo chủ nghĩa cấu trúc của C. Levi-Strauss
Chủ nghĩa cấu trúc “mácxít” của L. Althusser
Thuyết phân tâm theo chủ nghĩa cấu trúc của J. Lacan
Chủ nghĩa cấu trúc phát sinh học
Lý luận cấu trúc tan vỡ của R. Barthes và phê phán bản văn luận
Chủ nghĩa hóa giải cấu trúc của J. Derrida
Chủ nghĩa hậu cấu trúc của M. Foucault
Chương 15: Chủ nghĩa Freud

Khái luận về chủ nghĩa Freud
Hai phát hiện lớn của chủ nghĩa Freud sơ kỳ
Hai phát hiện lớn được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực lịch sử xã hội
A. Adler và C. Jung cải biến và phát triển học thuyết của Freud
Chủ nghĩa Freud mới
Chủ nghĩa Freud và chủ nghĩa Marx
Chương 16: Trường phái Frankfurt

Khái luận về trường phái Frankfurt
Lý luận phê phán xã hội của M. Horkheimer
Lý luận phê phán xã hội của T. W. Adorno
Lý luận phê phán xã hội của J. Habermas
Chương 17: Triết học thích nghĩa học

Khái luận về triết học thích nghĩa học
Nguồn gốc lịch sử của triết học thích nghĩa học
Triết học thích nghĩa học của M. Heidegger
Triết học thích nghĩa học của H. G. Gadamer
Triết học thích nghĩa học của P. Ricoeur
Chương 18: Triết học khoa học phương Tây đương đại

Phủ chứng luận của K. Popper
Chủ nghĩa phủ chứng hoàn hảo của I. Lacatos
Sự hưng khởi của trường phái chủ nghĩa lịch sử
Phương pháp luận đa nguyên và chủ nghĩa tương đối của P. Feyerabend
L. Laudan với phần kết của chủ nghĩa lịch sử
Thực tại luận khoa học
Sự tranh cãi giữa thực tại luận khoa học với thực tại luận phản khoa học
Chương 19: Triết học tôn giáo phương Tây hiện đại

Khái luận về triết học tôn giáo phương Tây hiện đại
J. Maritain và chủ nghĩa Thomas mới
B. P. Bowne và chủ nghĩa nhân cách Mỹ
E. Mounier và chủ nghĩa nhân cách Pháp
Tillich với thần học chủ nghĩa chính thống mới
Chương 20: Xu thế phát triển của triết học phương Tây hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại

Khuynh hướng phát triển chính của triết học phương Tây hiện nay
1. Bước ngoặt của triết học phương Tây từ cận đại tới hiện đại.
2. Quá trình phát triển của triết học phương Tây hiện đại
3. Mối quan hệ giữa triết học phương Tây hiện đại với triết học chủ nghĩa Marx
4. Triết học phương Tây hiện đại với sự phát triển của triết học Trung Quốc đương đại

Sự hưng khởi và khuynh hướng cơ bản của trào lưu chủ nghĩa hậu hiện đại
Sự miêu tả “tình hình hậu hiện đại” của J. Lyotard
Chủ nghĩa thực dụng mới và văn hóa hậu hiện đại của R. Rorty
Sự kế tục và vượt qua triết học phương Tây hiện đại của chủ nghĩa hậu hiện đại đương đại
Xu hướng của chủ nghĩa hậu hiện đại với triết học đương đại
Khái luận

“Triết học phương Tây hiện đại” là một khái niệm bao hàm nhiều nghĩa. Theo nghĩa rộng, nội dung của nó có thể và cần phải bao gồm triết học chủ nghĩa Marx ra đời ở phương Tây và lưu truyền tại các nước phương Tây. Nhưng do triết học chủ nghĩa Marx khác về bản chất với các trường phái triết học khác ở phương Tây, mà ở Trung Quốc nó được lấy làm tư tưởng chỉ đạo cho sự nghiệp của chúng ta, là một môn học độc lập và chủ yếu trong hệ thống giảng dạy triết học, mà không bao hàm giáo trình “Triết học phương Tây hiện đại” nữa. Sách này sẽ đặt triết học phương Tây hiện đại và triết học chủ thiệu, đồng thời giải thích mối quan hệ giữa triết học phương Tây hiện đại với triết học cổ điển và triết học chủ nghĩa Marx theo cách mới, nhưng sẽ không trình bày nội dung cụ thể của triết học chủ nghĩa Marx.

Triết học phương Tây hiện đại hình thành và phát triển ở phương Tây tư bản chủ nghĩa, ở mức độ nhất định có thể nói đó là hình thái lý luận của thế giới quan và nhân sinh quan giai cấp tư sản, do vậy mà giới triết học Trung Quốc trước đây gọi nó là triết học tư sản hiện đại; điều này không phải là vô căn cứ, bởi lẽ triết học là một loại hình thái ý thức, trong xã hội có giai cấp ắt gắn với lợi ích của một giai cấp nhất định. Trước khi chủ nghĩa Marx ra đời, một số nhà tư tưởng phương Tây đã nói đến việc tất yếu phải vận dụng phương pháp phân tích giai cấp. Nhưng dù ở trong một xã hội có giai cấp, triết học vẫn còn có nội hàm văn hoá của một hình thái ý thức siêu giai cấp nào đó. Cho nên, nếu đơn giản hoa hoặc tuyệt đối hoá phương pháp phân tích giai cấp, cũng sẽ thoát ly thực tế phát triển của triết học phương Tây hiện đại, không thể giải thích nó một cách chính xác. Để tránh tính phiến diện, hiện nay đa số không gọi triết học phương Tây hiện đại đơn giản là triết học tư sản, mà gọi một cách chung chung là triết học phương Tây. Sách này cũng xử lý kiểu đó.

Về giới hạn thời gian của triết học phương Tây hiện đại, giới triết học cũng chưa có cách nhìn thống nhất. Triết học phương Tây hiện đại mà sách này đề cập là triết học phi Marx ra đơif và lưu truyền ở các nước phương Tây từ giữa thế kỷ 19 đến nay. Đó chủ yếu là vì giữa thế kỷ 19 có một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của triết học phương Tây hiện đại. Xét từ đặc điểm lý luận cơ bản và khuynh hướng phát triển (hoặc phương thức tư duy), triết học từ đó trở đi ngày càng biến đổi khác với triết học trước đây, đặc biệt là khác hẳn triết học cận đại từ Descartes trở đi. Để phân biệt hai thứ đó, từ đây chúng tôi đều xếp triết học phương Tây vào khái niệm “triết học phương Tây hiện đại”.

Mối quan hệ giữa triết học phương Tây hiện đại với triết học chủ nghĩa Marx

Triết học phương Tây hiện đại và triết học chủ nghĩa Marx (hoặc gọi tắt là triết học Mácxít) đều ra đời như là sự kiện kế thừa có chọn lọc triết học phương Tây cận đại và triết học cổ điển, sự lưu truyền và phát sinh ảnh hưởng của chúng lại gần như trong cùng một thời đại lịch sử, giữa chúng tất nhiên có quan hệ mật thiết. Nhưng triết học phương Tây hiện đại, suy cho cùng là hình thái lý luận của thế giới quan giai cấp tư sản. Do đó, bất kể xét từ bối cảnh giai cấp xã hội, hình thái lý luận và chức năng, đều có sự khác biệt về nguyên tắc so với triết học mácxít thể hiện thế giới quan cách mạng của giai cấp vô sản.

Chế độ xã hội chủ nghĩa và mục đích lâu dài xây dựng chủ nghĩa cộng sản của nước ta chỉ có thể sử dụng triết học Macxít, chứ không thể sử dụng bất cư triết học nào khác làm tư tưởng chỉ đạo. Bởi vậy, trong nghiên cứu triết học, chúng ta không được dùng triết học phương Tây hiện đại thay thế hoặc làm suy yếu triết học mácxít. Nhưng chính sách cải cách mở cửa đòi hỏi chúng ta mở rộng, đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu kinh tế, chính trị, tư tưởng văn hoá các nước phương Tây, trong lĩnh vực triết học cũng cần có thái độ mở cửa. Chúng ta đương nhiên phải coi việc làm phong phú và phát triển triết học mácxít là nhiệm vụ căn bản của việc nghiên cứu triết học, song không bái xích việc nghiên cứu triết học phương Tây hiện đại. Từ góc độ khác, chúng ta cũng không nên tách biệt hoặc đối lập việc nghiên cứu triết học phương Tây hiện đại với nghiên cứu triết học mácxít, mà phải làm cho việc nghiên cứu đó phục vụ cho việc làm phong phú và phát triển triết học mácxít. Chúng ta không những cần hiểu sâu, hiểu đúng và cụ thể về triết học phương Tây hiện đại, mà còn phải nhận thức sâu sắc và xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa nó với triết học mácxít.

Gần đây giới triết học nước ta đã khắc phục được thái độ phủ định sạch trơn, tồn tại suốt một thời gian dài, đối với triết học phương Tây hiện đại, đã bắt đầu đi sâu nghiên cứu trở lại nền triết học đó và đạt một số thành tựu ngang tầm quốc tế. Song việc nghiên cứu ấy phần lớn còn chưa vận dụng và thúc đẩy nghiên cứu chủ nghĩa mácxít, hai triết học đó vẫn ở tình trạng tách rời nhau. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình đó là do người ta còn nhiều lo ngại khi xem xét mối quan hệ giữa triết học phương Tây hiện đại với triết học mácxít. Thứ nhất, đối với triết học phương Tây hiện đại, ngoài việc nói chung khẳng định nhân tố tồn tại hợp lý của nó, cần đánh giá chính thể như thế nào? Sự hình thành và phát triển của chúng trong lịch sử triết học có phải là tiến bộ hay không? Thứ hai, từ góc độ phương thức cơ bản của tư duy triết học mà nói, quan hệ giữa triết học mácxít với triết học phương Tây hiện đại là gì? Như thế nào mới là thật sự kiên định chủ nghĩa Marx? Muốn cho việc học tập và nghiên cứu triết hoc phương Tây hiện đại phù hợp mục tiêu làm phong phú và phát triển triết học mácxít, phải giải quyết được mấy vấn đề trên.

Ở mục “bước ngoặt của triết hoc phương Tây từ cận đại sang hiện đại”, chúng tôi đã bàn về phương diện thứ nhất của vấn đề. Dưới đây, thông qua việc so sánh sự chuyển hình của triết học phương Tây với triết học mácxít ở sự thay đổi cách mạng trong triết học, sẽ giải quyết phương diện thứ hai.

3.1 Mối quan hệ giữa triết học mácxít với triết học phương Tây cận đại và hiện đại về mặt phương thức tư duy triết học

Sự chuyển hình cận hiện đại của triết học phương Tây, với triết học mácxít, trên bình diện sự thay đổi cách mạng trong triết học cùng là sự phủ định và vượt qua triết học phương Tây cận đại, có sự giống nhau về bối cảnh điều kiện lịch sử xã hội văn hoá tư tưởng; xu thế chấm dứt triết học cận đại là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành hai cái sau. Quan điểm của giới triết học về điều này không có bất đồng nghiêm trọng. Cần tiến thêm xem xét vấn đề chủ yếu là; đối với việc phủ định và vượt qua triết học cận đại, như cầu xây dựng nền lý luận mới, hai cái đó chỉ có sự đối lập căn bản, hay là còn có điểm giống nhau đáng kể?

Quan điểm phổ biến trước đây là: triết học mácxít đã loại trừ chủ nghĩa duy tâm và siêu hình của triết học truyền thống cận đại, kế thừa một cách có phê phán chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, đã xây dựng hệ thống triết học chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Còn triết học phương Tây hiện đại, thì do nó bái xích chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, nên suy cho cùng tất nhiên là quay về chủ nghĩa duy tâm siêu hình. Do vậy, mặc dù hai cái đều phủ định và vượt qua triết học cận đại, nhưng phương hướng phủ định và vượt qua của mỗi bên không giống nhau, nên tất nhiên ở thế đối lập căn bản với nhau. Cái trước (triết học mácxít) là sự thay đổi cách mạng trong triết học; còn cái sau (triết học phương Tây hiện đại) không phải là bước tiến trong sự phát triển triết học, thậm chí là phản động so với truyền thống tiến bộ của triết học cổ điển.

Mây năm qua, tuy có ngày càng nhiêu người thừa nhận triết học phương Tây hiện đại có chứa đưng nhân tố hợp lý, song quan điểm vừa trình bày vẫn được đa số kiên trì. Nguyên nhân chủ yếu là do họ thường vẫn chiếu theo phương thức tư duy triết học cận đại để xem xét sự thay đổi của hai cái này.

Như trên đã đề cập, xét từ phương thức tư duy triết học cận đại, thì sự hình thành của triết học phương Tây hiện đại quả thật khó được coi là tiến bộ của triết học, bởi lẽ họ không chỉ phản bác chủ nghĩa duy vật, mà còn thông qua yêu cầu vượt qua phân lập nhị nguyên mà căn bản thủ tiêu vấn đề quan hệ chủ khách, tâm vật, tư duy và tồn tại, là tiêu chuẩn phân biệt duy tâm, duy vật, điều này phủ định cơ sở tồn tại của chủ nghĩa duy vật. Nếu chiếu theo phương thức tư duy triết học cận đại để xem xét triết học mácxít, quy kết sự thay đổi cách mạng mà nó thực hiện trong triết học là để xây dựng một hệ thống lý luận duy vật chủ nghĩa triệt để, thì dĩ nhiên cũng sẽ cho rằng, nó đối lập căn bản vơi triết học phương Tây hiện đại. Nếu ai đó muốn thông qua việc phát hiện nhân tố duy vật chủ nghĩa trong triết học phương Tây hiện đại để tìm cái giống nhau giữa triết học phương Tây hiện đại để tìm cái giống nhau giữa triết học phương Tây hiện đại và triết học mácxít, thì rất khó thu được kết quả đáng kể, thậm chí còn dễ bị hiểu lầm. Bởi vì, vượt qua việc lấy phân lập nhị nguyên chủ khách, tâm vật, tư duy và tồn tại, tiêu chuẩn phân biệt duy tâm vật, làm một phương thức tư duy triết học mới, chính là một đặc trưng cơ bản của triết học phương Tây hiện đại khác với triết học cận đại. Ở mức độ nhất định có thể nói rằng, ai khẳng định càng nhiều thành phần duy vật chủ nghĩa trong triết học phương Tây hiện đại, thì người ấy càng thoát ly xa hơn thực tế.

Nhưng chiều theo phương thức tư duy triết học cận đại để lý giải triết học mácxít tất sẽ bóp méo chủ nghĩa Marx chân chính. Dù cái sau có sự khác biệt nguyên tắc với triết học phương Tây hiện đại nhưng cả hai đều vượt qua phương thưc tư duy triết học cận đại. Muốn kiên trì lập trường triết học mácxít chân chính và lý giải mối quan hệ giữa triết học mácxít với triết học Phương Tây hiện đại phù hợp thực tế, cần phải vượt qua phương thức tư duy triểt học cận đại, chuyển hướng sang phương thức tư duy triết học hiện đại mà triết học mácxít đề xướng.

Biểu hiện rõ nhất của việc chiếu theo phương thức tư duy triết học cận đại để lý giải triết học mácxít là quy kết nó vào một hệ thống lý luận có vài quy luật phổ biến đủ khả năng phản ánh mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tinh thần; cho rằng, chỉ cần nắm vững mấy quy luật cơ bản ấy là có thể xuất phát từ đó hoặc dựa trên đó mà phát hiện quy luật đặc thù của mọi lĩnh vực. Kiểu lý giải này có thể lấy triết học mácxít làm cơ sở và bản chất của hết thảy tồn tại và nhận thức, làm hệ thống căn cứ của khoa học và tri thức, mà đây chính là quan niệm cơ bản của triết học cận đại trong việc xây dựng lý luận của nó. Mặc dù người ta nhấn mạnh giữa triết học mácxít và triết học cận đại có sự khác biệt bản chất, việc lý giải của họ về lý luận triết học mácxít đúng là đã khắc phục tính hạn chế của nhiều học thuyết triết học cận đại như của Hegel, Feurbach, song vẫn chưa vượt qua khuôn khổ lý luận cơ bản do phương thức tư duy triết học cận đại tạo nên, nghĩa là vẫn chiều theo phương thức tư duy siêu hình học truyền thống để lý giải triết học mácxít. Kết quả tất nhiên là xa rời sự thay đổi cách mạng mà chủ nghĩa Marx đã thực hiện, quay trở lại trình độ của siêu hình học truyền thống.

Phương thức tư duy triết học hiện đại mà triết học mácxít thực hiện là như thế nào? Hoặc giả nói, triết học mácxít vượt qua triết học cận đại mà xây dựng nền triết học mới, thực hiện sự thay đổi cách mạng trong triết học ra sao? Đây là vấn đề phức tạp, cần được nghiên cứu và thảo luận từ nhiều mặt. Nhưng chúng tôi nói chung, có thể khẳng định: Những gì mà triết học phương Tây hiện đại vượt qua triết học cận đại, thì triết học mácxít cũng đã thực hiện sự vượt qua tương tự. Thực tế, khuynh hướng tư biện siêu hình của triết học cận đại (nhất là ý đồ xây dựng một hệ thống bao trùm hết thảy và biến triết học thành khoa hcọ của mọi khoa học), tuyệt đối hoá lý tính, tuyệt đối hoá sự phân lập nhị nguyên chủ thể và khách thể, tâm và vật, tư duy và tồn tại; khuynh hướng bị động tiêu cực và hoài nghi, trừu tượng hoá tồn tại của con người, đặc biệt là khuynh hướng coi con người như thủ đoạn và làm tha hoá con người, đều luôn là những khuynh hướng mà K. Marx kịch liệt phê phán và đòi phải khắc phục.

Sau khi từ bỏ triết học cũ, xây dựng triết học ,mới, K. Marx không chỉ có quan điểm lý luận cụ thể khác với triết học qua khứ, điều quan trọng hơn là K. Marx triệt để đả phá toàn bộ triết học cũ và lấy đó làm tiền đề xuất phát. K. Marx quan tâm không chỉ đi tìm bản chất của thế giới hay nguồn gốc của tinh thần, không chỉ xây dựng một hệ thống lý luận hoàn chỉnh vẽ nên cả thế giới, mà là trực tiếp hướng tới đới sống hiện thực của con người. Quan điểm thực tiễn là quan điểm số một, quan điểm cơ bản của triết học mácxít. Song không phải là lấy nó làm bản nguyên hay bản thể, không dựa trên thực tiễn để xây dựng một hệ thống triết học bao la vạn tượng, mà là thông qua việc nhấn mạnh tác dụng hạt nhân của thực tiễn để phát huy đầy đủ tính năng động sáng tạo của con người, thúc đẩy sự phát triển tự do và toàn diện cho con người. Về mặt lý giải như thế nào việc triết học macxít coi thực tiễn là khái niệm hạt nhân còn nhiều vấn đề cần thào luận, nhưng tối thiểu chúng tôi cần khẳng định: thực tiễn không phải là hoạt động vật chất hoặc tinh thần đơn thuần, mà là hoạt động năng động thống nhất cảm tính và lý tính; thực tiễn vừa là chủ quan vưa là khách quan; là sự thống nhất chủ khách, Trên ý nghĩa nhất định có thể nói, sở dĩ triết học cận đại sa vào tính phiến diện, mâu thuẫn và sai lầm, nguyên nhân căn bản là đã coi nhẹ hoặc chưa lý giải đúng ý nghĩa của thực tiễn con người; còn chủ nghĩa Marx thì thông qua việc đi sâu tìm hiểu ý nghĩa của thực tiễn và triệt để vượt qua siêu hình học mà thực hiện sự thay đổi cách mạng trong triết học.

3.2 Chỗ giống nhau và khác nhau giữa triết học Mácxít và triết học phương Tây hiện đại trong việc vượt qua triết học cận đại

Triết học mácxít, không phải lấy thực thể hay bản nguyên làm cơ sở và xuất phát điểm, mà là lấy thực tiễn làm cơ sở và xuất phát điểm; không phải xây dựng một hệ thống triết học bao la vạn tượng, mà là vượt qua mọi hệ thống đóng, chết cứng, trở về với thế giới đời sống hiện thực của con người; không phải dựa trên cơ sở độc đoán lý tính và phân lập nhị nguyên chủ khách, tâm vật làm cho con người bị phiến diện hoá tha hoá, mà là trở về con người sống động, cụ thể, hoàn chỉnh; đồng thời mở đường cho con người phát huy tư do và tính sáng tạo. Đó cũng chính là những điểm mà phương thức tư duy triết học mới của triết học mácxít vượt qua phương thức tư duy triết học của triết học cận đại.

Khi chúng ta xem lại triết học phương Tây hiện đại đã vượt qua triết học cận đại như thế nào, thì dễ dàng phát hiện rằng, về chính thể nó chưa vượt ra ngoài phạm vi mà triết học mácxít thực hiện. Nói cách khác, tất cả những gì mà các trường phái triết học phương Tây hiện đại từ góc độ của họ vượt qua khuyết điểm và mâu thuẫn của triết học cận đại, thì triết học mácxít ngay từ khi mơi ra đời đã đề xuất cả rồi, thậm chí còn đề xuất dưới hình thức minh xác và triết để hơn. Điều này chứng tỏ, xét từ góc độ vượt qua triết học cận đại, thì có sự giống nhau rất lớn giữa triết học phương Tây hiện đại và triết học mácxít. Cả hai có thể nói là khác đường cùng đích, đều thuộc về phương thức tư duy triết học hiện đại, có quan hệ đồng chất ở mức độ nhất định.

Điều này đương nhiên không phủ định sự khác biệt quan trọng, thậm chí mang tính nguyên tắc, giữa hai bên. So với triết học mácxít, các trường phái triết học phương Tây hiện đại khi vượt qua triết học cận đại hầu như đều chưa triệt để, thậm chí tự mâu thuẫn. Họ tái phạm, thậm chí phát triển tính phiến diện của triết học cận đại. Ví dụ, họ kịch liệt phê phán khuynh hướng siêu hình của triết học truyền thống, song lại vô hình tạo ra một loại siêu hình tạo ra một loại siêu hình mới. Họ phê phán sự độc đoán lý tính và chủ nghĩa tuyệt đối của triết học truyền thống, song do coi nhẹ, thậm chí bài xích tác dụng của lý tính ma nhảy sang một cực đoan khác, tức là theo chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa phi lý…

Tóm lại, việc triết học phương Tây hiện đại vượt qua triết học cận đại có hạn chế rất lớn. Mỗi trường phái triết học thường chỉ vượt qua ở một phương diện hoặc một khâu nhất định, ở phương diện khác thì vẫn quanh quẩn trong khuân khổ của triết học truyền thống. Chỉ có thông qua cả quá trình phát triển lâu dài của toàn bộ triết học phương Tây hiện đại, mới có thể thực hiện được sự vượt qua triết học cận đại. Nói cách khác, chủ nghĩa Marx ở giữa thế kỷ 19 đã cơ bản thực hiện được việc thay đổi phương thức tư duy triết học, còn triết học phương Tây hiện đại thì phải đi qua con đường quanh co khúc khuỷu că một thế kỷ mới thực hiện được việc đó.

Việc triết học mácxít vượt qua triết học cận đại không phải là sự phủ định sạch trơn, mà là sự kế thừa có phê phán, gạn đục khơi trong. Khi khắc phục hàng loạt tính phiến diện của triết học truyến thống, nó không sa vào tính phiến diện khác, chỉ tiếp thu di sản triết học quý giá, thực hiện bước phát triển mới. Trên ý nghĩa đó mà nói, triết học mácxít đã vượt qua triết học truyền thống, còn vượt qua cả triết học phương Tây hiện đại.

3.3 Kiên định niềm tin vào triết học mácxít và mạnh dạn theo gương triết học phương Tây hiện đại

Qua việc xem xét mối quan hệ giữa sự chuyển hình của triết học phương Tây hiện đại và sự thay đổi cách mạng của triết học mácxít, chúng ta có thể rút ra tối thiểu hai kết luận.

Thứ nhất, cần kiên định niềm tin vào triết học mácxít.

Do triết học mácxít đã vượt qua triết học truyền thống, còn vượt qua cả triết học phương Tây hiện đại, càng thể hiện toàn diện và sâu sắc đặc trưng của phương thức tư duy triết học hiện đại, càng thích ứng với yêu cầu phát triển các mặt trong tình hình mới của xã hội hiện đại, cho nên chúng ta không nên vì trong sự phát triển của nó xuất hiện một số quanh co mà mất đi niềm tin vào nó.

Mây năm gần đây, uy tín của triết học mácxít bị tổn hại nghiêm trọng, có người bị dao động niềm tin vào nó. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do người ta cứ chiều theo phương thức tư duy triết học cận đại mà lý giải nó, thành thử ý nghĩa vốn có của nó bị bóp méo. Muốn làm cho người ta kiên định niềm tin vào triết học mácxít, cần vạch ra và khắc phục hiện tượng bóp méo này.

Thứ hai, phải mạnh dạn nghiên cứu và theo gương triết học phương Tây hiện đại.

Nếu thừa nhận triết học phương Tây hiện đại đã vượt qua triết học cận đại, đang ở giai đoạn phát triển các hơn, thể hiện phương thức tư duy triết học mới, tức là giống như triết học mácxít, thì đối với một số lý luận trước kia thường bị phủ định sạch trơn, nay cần khảo sát lại. Có lẽ triết học phương Tây hiện đại vượt qua triết học cận đại ở một số mặt, có tác dụng tiến bộ đối với sự phát triển của triết học. Về chỉnh thể mà nói, việc triết học phương Tây hiện đại vượt qua triết học cận đại vẫn chưa vượt ra ngoài phạm vi mà triết học mácxít đã thực hiện, song xét về một vài phương diện và cục bộ thì rất có thể nó bao hàm nội dung phong phú và sâu sắc hơn. Xét đến việc triết học mácxít trong thời gian rất dài bị xuyên tạc, chưa thực hiện hoàn toàn những gì đáng lẽ phải vượt qua, có khi thậm chí còn bị kéo trở về phương thức tư duy triết học triết học cận đại, trong tình hình đó, hãy tiếp thu một cách có phê phán một số tiến bộ của triết học phương Tây hiện đại, coi đó là kinh nghiệm có ích, bổ sung một số mặt bất cập của triết học mácxít, hoặc thúc đẩy việc nghiên cứu các mặt đó. Chính trên ý nghĩa đó, chúng tôi có thể nói rằng, việc nghiên cứu và theo gương triết học phương Tây hiện đại là khâu không thể thiếu trong việc làm phong phú và phát triển triết học mácxít.

Nguồn: NXB Lý luận Chính trị
Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?