Triết học và chính trị
Hà Thúc Minh
Văn hóa đạo đức - NXB TP Hồ Chí Minh
Chủ nghĩa xã hội là niềm mong ước của nhân loại. Niềm mong ước này nếu không trở thành mục tiêu chính trị của giai cấp công nhân và được luận chứng bằng học thuyết của Mác mà cái lỗi của nó chính là triết học thì trước sau nó cũng vẫn chỉ là chủ nghĩa xã hội không tưởng có lẽ chẳng bao giờ có thể trở thành hiện thực.
Nhưng nếu chủ nghĩa xã hội đã và đang trở thành hiện thực mà vũ khí làm "thay đổi thế giới" này của giai cấp công nhân lại càng ngày càng không phát huy vai trò có một không hai của nó thì ai dám bảo đảm rằng chủ nghĩa xã hội lại không từ hiện thực trở thành không tưởng ? Chính vì vậy nên Mác hoàn toàn không phải vô tình đã đặt triết học vào vị trí xứng đáng mà ngót hai thế kỷ sau, cho đến ngày nay, không phải ai cũng thấu hiểu được điều đó:
“Vì mọi triết học chân chính nào cũng đều là tinh hoa của tinh thần thời đại của mình. Cho nên tất yếu sẽ xuất hiện một thời đại như sau : lúc đó, triết học không phải là từ bên trong, tức là xét về nội dung, mà còn là từ bên ngoài, tức là xét về biểu hiện, đều cần phải tiếp xúc và tác động qua lại với thế giới hiện thực của thời đại của mình. lúc đó, triết học đối với một hệ thống nhất định nào đó sẽ không còn là hệ thống nhất định nữa mà lại đang biến thành triết học chung cho cả thế giới, tức là biến thành triết học của thế giới lúc đó. Tất cả biểu hiện bên ngoài chứng minh rằng triết học đã có được ý nghĩa như sau: đó là linh hồn sống của văn minh. Triết học trở thành triết học của thế giới, còn thế giới thì trở thành thế giới của triết học. Những biểu hiện bên ngoài như vậy đều giống nhau ở mọi thời đại"(1).
Sở dĩ triết học có tầm quan trọng như vậy bởi vì nó "tiếp xúc và tác động qua lại với thế giới hiện thực của thời đại". Nói cách khác là nó gắn bó chặt chẽ với chính trị, với nhà nước, nếu nhà nước đó là nhà nước "phù hợp với bản tính con người"(2). Cho nên : "Những việc mà triết học đã làm đối với chính trị cũng giống như vật lý học, số học, y học, hoặc bất cứ khoa học nào đã làm trong lĩnh vực của mình"(3).
Bởi vì triết học chân chính không phải là triết học "giải thích”, mà phải là triết học "hiện thực". Đối với giai cấp cách mạng như giai cấp vô sản, điều đó lại càng quan trọng, vì "triết học không thể trở thành hiện thực nếu không xóa bỏ giai cấp vô sản; giai cấp vô sản không thể xóa bỏ bản thân mình nếu không làm cho triết học biến thành hiện thực"(4).
Đó là chuyện xưa, hãy nói chuyện gần đây nhất như chuyện sụp đổ của Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu chẳng hạn. Người ta thường tìm thấy nhiều nguyên nhân thuộc về chính trị dẫn tới sự sụp đổ đó nhưng cũng ít người để ý rằng "xét ở chiều sâu nhất”, nguyên nhân của sự sụp đổ đó là do “hiểu sai cơ sở lý luận chỉ đạo tư tưởng, đó là triết học Mác"(5).
Sai lầm về triết học dẫn đến sai lầm về chính trị. Triết học chân chính là cơ sở của đường lối chính trị đúng đắn. Kể cũng đáng suy nghĩ khi một quốc gia châu Á, gần với Việt Nam như Trung Quốc, đã càng ngày càng thấy rõ vai trò to lớn của triết học trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
"Trong những bước ngoặt lịch sử, tác dụng vĩ đại của triết học đã mở đường cho lý luận và cho tư tưởng khai sáng. Phong trào tư tưởng khai sáng của châu Âu "thời kỳ phục hưng" đã mở cánh cửa cho xã hội cổ đại bước sang xã hội hiện đại. Triết học Pháp thế kỷ XVIII đã đặt nền móng tư tưởng cho đại cách mạng Pháp. Cuộc thảo luận rộng rãi về “tiêu chuẩn chân lý" ở nước ta (tức Trung Quốc - HTM) vào năm 1978 đã mở màn cho công cuộc mở cửa, đổi mới, một tiến trình lịch sử vĩ đại."(6)
Tầm quan trọng của triết học luôn gắn liền với những biểu hiện "từ bên ngoài", tức là quan hệ triết học và chính trị. Tuy nhiên, Mác không phải chỉ nói đến cái “từ bên ngoài" mà còn cả “từ bên trong" nữa. Có lẽ chính vì quan hệ giữa cái “bên ngoài" và "bên trong” giải quyết chưa được hợp lý lắm, cho nên ngày nay triết học cũng chưa thật sự đứng vào vị trí của chính mình, chưa thật sự trở thành chính mình, trở thành “linh hồn sống của văn minh".
Triết học không phải chính trị mà chính trị cũng không phải triết học. Chính trị có thể liên kết với triết học và cũng có thể liên kết với tôn giáo, hoăc là liên kết với cả hai cái đó. Cũng vậy, tôn giáo có thể liên kết với chính trị và đặc biệt là triết học, và cũng có thể liên kết cả hai cái đó. Cho dầu đối tượng của triết học là “quan hệ giữa tư duy và tồn tại” hay là quan hệ “giữa người và tự nhiên”…gì đi nữa, từ nguyên của “triết học” vẫn là “Philosophy”. Nếu “triết học” (Philosophy) gồm có “Philo” là “yêu thích” và “sophy” là “trí tuệ”, thì triết học không thể không xuất hiện từ rất sớm cùng với con người trên trái đất này. Mác thường nói đến “con người hiện thực”, tức là con người trước hết phải đáp ứng nhu cầu sống của mình. Con người muốn sống thì con người đó không phải chỉ có đôi bàn tay được giải phóng mà cùng phát triển với nó là một bộ não “yêu thích trí tuệ”. Chiếc rìu đá làm cho con người tách khỏi con vật nhưng “yêu thích trí tuệ” mới làm cho con người dã man trở thành con người văn minh. Phân chia giữa lao động trí óc và lao động chân tay quan hệ mật thiết với sự xuất hiện của giai cấp và nhà nước. Thực chất của chính trị là chính quyền, là nhà nước, cho nên chính trị dẫu sao cũng xuất hiện muộn hơn so với triết học. Triết học có trước khi chưa có chính trị và cũng sẽ còn đó sau khi không còn chính trị nữa. Cho nên triết học và chính trị không phải lúc nào cũng là một đôi song sinh. Khi cả hai cùng tồn tại trong xã hội loài người thì quan hệ giữa chúng là quan hệ thống nhất chứ không phải đồng nhất. Do đó, “chính trị hóa" triết học cũng như "triết học hóa chính trị” đều không phải là cách hay nhất để làm cho triết học "trở thành hiện thực", đương nhiên cũng không phải là cách tốt nhất để cho giai cấp vô sản tự “xóa bỏ bản thân mình".
Hãy trở lại quá khứ để xem xét quan hệ này như thế nào ? Sự ra đời của triết học Hy Lạp đã đẩy lùi tôn giáo, thần thoại về dĩ vãng. Con người đã tiến một bước dài trong quá trình nhận thức bản chất thế giới. Dù là triết học duy vật hay duy tâm đi nữa thì họ vẫn là nhà triết học chứ không phải là nhà truyền đạo. Không ai gọi Socrate hay Platon là giáo chủ cả. Sang thời kỳ Trung thế kỷ, công thức "tin rồi sẽ hiểm, của Augustin đã khoác cho triết học tấm áo choàng của tôn giáo, biến triết học thành thần học. Người ta không xem Augustin hay Thomas d’Aquin là nhà triết học mà ngưỡng mộ họ như một vị thánh. Triết học “tôn giáo hóa” góp phần làm cho một nghìn năm phong kiến ở châu Âu trở thành cái gọi là "đêm trường" Trung thế kỷ. Cho nên Mác đã nhận xét về điều đó như sau :
“Chúng ta chỉ cần hỏi một điều rằng: các ông để cho khoa học phát triển một cách tự do tự tại, để rồi bắt buộc khoa học hòa tan vào tôn giáo, ngoài việc đó ra, các ông còn có cách nào khác để chứng minh kết luận của khoa học và kết luận của tôn giáo là giống nhau nữa không? Bất kỳ thủ đoạn cưỡng bức nào cũng không thể trở thành luận cứ được.
Cho dầu các ông thừa nhận ngay từ đầu rằng chỉ có những gì phù hợp với quan điểm của các ông thì mới là kết quả của nghiên cứu khoa học. Thế thì các ông cũng chẳng khó gì để đóng vai là những nhà tiên tri. Thế nhưng, chứng minh của các ông có hơn gì vũ đoán của các giáo chủ đạo Bà La môn đâu! Để chứng minh rằng kinh Veda là thần thánh, bất khả xâm phạm, các giáo chủ Bà La môn chỉ thừa nhận rằng mình mới có quyền tuyệt đối được tụng kinh Veda"(7).
Đó là Trung thế kỷ ở phương Tây, còn Trung thế kỷ ở phương Đông có phần hơi khác một chút. Ai cũng biết Nho giáo là học thuyết đạo đức - chính trị, ra đời từ thế kỷ thứ VI trước Công nguyên ở Trung Quốc. Đến thời Tống (Trung thế kỷ ở phương Đông), "triết học hóa", “siêu việt hóa" đã đưa Nho giáo lên đến đỉnh cao chưa từng thấy trong lịch sử Trung Hoa. Triết học trở thành nửa chính trị - đạo đức, nửa tôn giáo, chỉ nhằm chứng minh cho sự tồn tại tất yếu của một ông “hạ đế” là hiện thân của "thượng đế" chứ không có “nhiệm vụ” chứng minh cho sự tồn tại không tất yếu của những cái đó. Kết quả là đêm trường phong kiến phương Đông dài lê thê gấp đôi phương Tây.
Nhưng nếu chủ nghĩa xã hội đã và đang trở thành hiện thực mà vũ khí làm "thay đổi thế giới" này của giai cấp công nhân lại càng ngày càng không phát huy vai trò có một không hai của nó thì ai dám bảo đảm rằng chủ nghĩa xã hội lại không từ hiện thực trở thành không tưởng ? Chính vì vậy nên Mác hoàn toàn không phải vô tình đã đặt triết học vào vị trí xứng đáng mà ngót hai thế kỷ sau, cho đến ngày nay, không phải ai cũng thấu hiểu được điều đó:
“Vì mọi triết học chân chính nào cũng đều là tinh hoa của tinh thần thời đại của mình. Cho nên tất yếu sẽ xuất hiện một thời đại như sau : lúc đó, triết học không phải là từ bên trong, tức là xét về nội dung, mà còn là từ bên ngoài, tức là xét về biểu hiện, đều cần phải tiếp xúc và tác động qua lại với thế giới hiện thực của thời đại của mình. lúc đó, triết học đối với một hệ thống nhất định nào đó sẽ không còn là hệ thống nhất định nữa mà lại đang biến thành triết học chung cho cả thế giới, tức là biến thành triết học của thế giới lúc đó. Tất cả biểu hiện bên ngoài chứng minh rằng triết học đã có được ý nghĩa như sau: đó là linh hồn sống của văn minh. Triết học trở thành triết học của thế giới, còn thế giới thì trở thành thế giới của triết học. Những biểu hiện bên ngoài như vậy đều giống nhau ở mọi thời đại"(1).
Sở dĩ triết học có tầm quan trọng như vậy bởi vì nó "tiếp xúc và tác động qua lại với thế giới hiện thực của thời đại". Nói cách khác là nó gắn bó chặt chẽ với chính trị, với nhà nước, nếu nhà nước đó là nhà nước "phù hợp với bản tính con người"(2). Cho nên : "Những việc mà triết học đã làm đối với chính trị cũng giống như vật lý học, số học, y học, hoặc bất cứ khoa học nào đã làm trong lĩnh vực của mình"(3).
Bởi vì triết học chân chính không phải là triết học "giải thích”, mà phải là triết học "hiện thực". Đối với giai cấp cách mạng như giai cấp vô sản, điều đó lại càng quan trọng, vì "triết học không thể trở thành hiện thực nếu không xóa bỏ giai cấp vô sản; giai cấp vô sản không thể xóa bỏ bản thân mình nếu không làm cho triết học biến thành hiện thực"(4).
Đó là chuyện xưa, hãy nói chuyện gần đây nhất như chuyện sụp đổ của Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu chẳng hạn. Người ta thường tìm thấy nhiều nguyên nhân thuộc về chính trị dẫn tới sự sụp đổ đó nhưng cũng ít người để ý rằng "xét ở chiều sâu nhất”, nguyên nhân của sự sụp đổ đó là do “hiểu sai cơ sở lý luận chỉ đạo tư tưởng, đó là triết học Mác"(5).
Sai lầm về triết học dẫn đến sai lầm về chính trị. Triết học chân chính là cơ sở của đường lối chính trị đúng đắn. Kể cũng đáng suy nghĩ khi một quốc gia châu Á, gần với Việt Nam như Trung Quốc, đã càng ngày càng thấy rõ vai trò to lớn của triết học trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
"Trong những bước ngoặt lịch sử, tác dụng vĩ đại của triết học đã mở đường cho lý luận và cho tư tưởng khai sáng. Phong trào tư tưởng khai sáng của châu Âu "thời kỳ phục hưng" đã mở cánh cửa cho xã hội cổ đại bước sang xã hội hiện đại. Triết học Pháp thế kỷ XVIII đã đặt nền móng tư tưởng cho đại cách mạng Pháp. Cuộc thảo luận rộng rãi về “tiêu chuẩn chân lý" ở nước ta (tức Trung Quốc - HTM) vào năm 1978 đã mở màn cho công cuộc mở cửa, đổi mới, một tiến trình lịch sử vĩ đại."(6)
Tầm quan trọng của triết học luôn gắn liền với những biểu hiện "từ bên ngoài", tức là quan hệ triết học và chính trị. Tuy nhiên, Mác không phải chỉ nói đến cái “từ bên ngoài" mà còn cả “từ bên trong" nữa. Có lẽ chính vì quan hệ giữa cái “bên ngoài" và "bên trong” giải quyết chưa được hợp lý lắm, cho nên ngày nay triết học cũng chưa thật sự đứng vào vị trí của chính mình, chưa thật sự trở thành chính mình, trở thành “linh hồn sống của văn minh".
Triết học không phải chính trị mà chính trị cũng không phải triết học. Chính trị có thể liên kết với triết học và cũng có thể liên kết với tôn giáo, hoăc là liên kết với cả hai cái đó. Cũng vậy, tôn giáo có thể liên kết với chính trị và đặc biệt là triết học, và cũng có thể liên kết cả hai cái đó. Cho dầu đối tượng của triết học là “quan hệ giữa tư duy và tồn tại” hay là quan hệ “giữa người và tự nhiên”…gì đi nữa, từ nguyên của “triết học” vẫn là “Philosophy”. Nếu “triết học” (Philosophy) gồm có “Philo” là “yêu thích” và “sophy” là “trí tuệ”, thì triết học không thể không xuất hiện từ rất sớm cùng với con người trên trái đất này. Mác thường nói đến “con người hiện thực”, tức là con người trước hết phải đáp ứng nhu cầu sống của mình. Con người muốn sống thì con người đó không phải chỉ có đôi bàn tay được giải phóng mà cùng phát triển với nó là một bộ não “yêu thích trí tuệ”. Chiếc rìu đá làm cho con người tách khỏi con vật nhưng “yêu thích trí tuệ” mới làm cho con người dã man trở thành con người văn minh. Phân chia giữa lao động trí óc và lao động chân tay quan hệ mật thiết với sự xuất hiện của giai cấp và nhà nước. Thực chất của chính trị là chính quyền, là nhà nước, cho nên chính trị dẫu sao cũng xuất hiện muộn hơn so với triết học. Triết học có trước khi chưa có chính trị và cũng sẽ còn đó sau khi không còn chính trị nữa. Cho nên triết học và chính trị không phải lúc nào cũng là một đôi song sinh. Khi cả hai cùng tồn tại trong xã hội loài người thì quan hệ giữa chúng là quan hệ thống nhất chứ không phải đồng nhất. Do đó, “chính trị hóa" triết học cũng như "triết học hóa chính trị” đều không phải là cách hay nhất để làm cho triết học "trở thành hiện thực", đương nhiên cũng không phải là cách tốt nhất để cho giai cấp vô sản tự “xóa bỏ bản thân mình".
Hãy trở lại quá khứ để xem xét quan hệ này như thế nào ? Sự ra đời của triết học Hy Lạp đã đẩy lùi tôn giáo, thần thoại về dĩ vãng. Con người đã tiến một bước dài trong quá trình nhận thức bản chất thế giới. Dù là triết học duy vật hay duy tâm đi nữa thì họ vẫn là nhà triết học chứ không phải là nhà truyền đạo. Không ai gọi Socrate hay Platon là giáo chủ cả. Sang thời kỳ Trung thế kỷ, công thức "tin rồi sẽ hiểm, của Augustin đã khoác cho triết học tấm áo choàng của tôn giáo, biến triết học thành thần học. Người ta không xem Augustin hay Thomas d’Aquin là nhà triết học mà ngưỡng mộ họ như một vị thánh. Triết học “tôn giáo hóa” góp phần làm cho một nghìn năm phong kiến ở châu Âu trở thành cái gọi là "đêm trường" Trung thế kỷ. Cho nên Mác đã nhận xét về điều đó như sau :
“Chúng ta chỉ cần hỏi một điều rằng: các ông để cho khoa học phát triển một cách tự do tự tại, để rồi bắt buộc khoa học hòa tan vào tôn giáo, ngoài việc đó ra, các ông còn có cách nào khác để chứng minh kết luận của khoa học và kết luận của tôn giáo là giống nhau nữa không? Bất kỳ thủ đoạn cưỡng bức nào cũng không thể trở thành luận cứ được.
Cho dầu các ông thừa nhận ngay từ đầu rằng chỉ có những gì phù hợp với quan điểm của các ông thì mới là kết quả của nghiên cứu khoa học. Thế thì các ông cũng chẳng khó gì để đóng vai là những nhà tiên tri. Thế nhưng, chứng minh của các ông có hơn gì vũ đoán của các giáo chủ đạo Bà La môn đâu! Để chứng minh rằng kinh Veda là thần thánh, bất khả xâm phạm, các giáo chủ Bà La môn chỉ thừa nhận rằng mình mới có quyền tuyệt đối được tụng kinh Veda"(7).
Đó là Trung thế kỷ ở phương Tây, còn Trung thế kỷ ở phương Đông có phần hơi khác một chút. Ai cũng biết Nho giáo là học thuyết đạo đức - chính trị, ra đời từ thế kỷ thứ VI trước Công nguyên ở Trung Quốc. Đến thời Tống (Trung thế kỷ ở phương Đông), "triết học hóa", “siêu việt hóa" đã đưa Nho giáo lên đến đỉnh cao chưa từng thấy trong lịch sử Trung Hoa. Triết học trở thành nửa chính trị - đạo đức, nửa tôn giáo, chỉ nhằm chứng minh cho sự tồn tại tất yếu của một ông “hạ đế” là hiện thân của "thượng đế" chứ không có “nhiệm vụ” chứng minh cho sự tồn tại không tất yếu của những cái đó. Kết quả là đêm trường phong kiến phương Đông dài lê thê gấp đôi phương Tây.
Triết học "thời kỳ phục hưng" lại trở về "đoàn tụ” với khoa học tự nhiên như nó đã từng làm ở thời kỳ cổ đại Hy Lạp đang còn thơ ấu. Tuy nhiên, giai cấp tư sản cũng chỉ kéo được “con người" từ bàn tay của Chúa về với trần tục, hoặc là "giải phóng thể xác khỏi xiềng xích bằng cách quàng xiềng xích lên tâm hồn con người”(8) chứ chưa có thể trả lại bản chất của con người cho con người. Nhiều lắm cũng chỉ là "hòa tan bản chất tôn giáo vào bản chất con người”(9) như Feuerbach đã làm.
Triết học Mác khác với những triết học trước đó bởi vì nó không chỉ là "giải thích", "chứng minh" mà quan trọng hơn là “thay đổi" thế giới... Tuy nhiên, tự nó, cho dầu có đi "từ dưới đất lên trời” hay "từ trên trời xuống đất" thì cũng chẳng làm được điều mà nó thực sự muốn làm. Cũng như ánh sáng tự nó không thể phát sáng nếu như không dựa vào cái khác nó, triết học cho dầu là "đầu não" cũng không thể tách khỏi “trái tim" là giai cấp vô sản trong cơ thể thống nhất của con người : “Công cuộc giải phóng của người Đức là sự giải phóng con người. Triết học là đầu não của cuộc giải phóng và giai cấp vô sản là trái tim của cuộc giải phóng đó”(10)
Nên nhớ triết học hay chính trị cũng đều xuất phát từ "con người hiện thực" và mục đích cuối cùng cũng là giải phóng con người. Cho nên, đó là "cuộc giải phóng xuất phát từ lý luận cho rằng bản thân con người là bản chất cao nhất của con người"(11). Thống nhất ở "con người" nhưng "đầu não" vẫn là “đầu não" và "trái tim” vẫn là "trái tim". Muốn giải phóng con người thì không thể không xóa bỏ giai cấp, kể cả giai cấp vô sản.
Nhận thức cho đúng tinh thần của triết học Mác quả không phải là điều dễ dàng. Không ai có thể chủ quan cho rằng mình đã ở cuối của chặng đường nhận thức này. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho Liên Xô cũ sụp đổ là do hiểu sai triết học Mác, nếu đều đó là đúng thì càng không thể lơi là chút nào với việc tiếp tục nhận thức cho đúng tinh thần của triết học Mác.
Lý giải triết học Mác ở thế kỷ XIX và ở thế kỷ XXI chắc chắn không thể hoàn toàn giống nhau. Bởi vì bao giờ cái được lý giải cũng gắn liền với không gian và thời gian cụ thể của chủ thể lý giải. Cho nên lý giải luôn gắn liền với "bổ sung", "phát triển". Nếu mục đích của triết học là giải phóng con người thì triết học làm sao có thể thoát ly cuộc sống hiện thực của con người được? Triết học phải cùng thở hơi thở của cuộc sống, và đương nhiên cũng chẳng bao giờ có thể xa rời lý luận được đúc kết từ bản thân cuộc sống, đó là đường lối chính sách của Đảng, mỗi một Nghị quyết là một bước tiến của lịch sử. Triết học mà không chỉ ra được cơ sở lý luận khoa học cũng như tính chân lý của Nghị quyết thì triết học đó cũng chỉ là triết học "từ trên trời xuống".
Từ trước đến nay, một vấn đề quan trọng vào bậc nhất mà không Đại hội Đảng nào không quan tâm, đó là xây dựng mô hình xã hội chu . nghĩa, giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản. Mỗi một kỳ Đại hội đòi hỏi nhận thức sâu sắc hơn một bước về mô hình này, nhất là trong thời kỳ kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Nếu không nhận thức đúng đắn về nó thì rất có thể "sai một ly đi một dặm" cũng là chuyện không có gì ngạc nhiên cho lắm. Thực ra, không làm gì có mô hình xã hội chủ nghĩa hay cộng sản chủ nghĩa nào có sẵn cả nhất là ở các nước phương Đông, nơi mà Mác gọi là phương thức sản xuất châu á, tức là ngay từ đầu, Mác đã thấy nó không hoàn toàn giống như ở phương Tây. Tuy nhiên, dầu là ở phương Tây hay phương Đông thì Mác cũng luôn lưu ý về xu hướng giáo điều thường hay mắc phải :
“Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào ấy là kết quả của những tiền đề hiện đang tồn tại"(l2).
Bức tượng được hình thành từ một khúc gỗ nào đó, vậy bức tượng phải phụ thuộc vào “tiền đề hiện đang tồn tại" của khúc gỗ, chứ không phải ngược lại.
Cũng vậy, chủ nghĩa xã hội không phải là một "lý tưởng" mà hiện thực phải khuôn theo, nhưng từ trước đến nay mọi sách giáo khoa triết học đều chỉ trình bày chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản, theo năm hình thái kinh tế - xã hội và xem đó là quan niệm gần như duy nhất của triết học Mác về quá trình vận động phát triển tất yếu của xã hội loài người. Đương nhiên đây là nguyên lý quan trọng của triết học Mác về động lực của quá trình vận động, về mâu thuẫn thống nhất của con người với tự nhiên và con người với con người.
Thực ra nếu hiểu quan niệm của triết học Mác về quá trình vận động, phát triển của xã hội loài người chỉ theo năm hình thái kinh tế - xã hội như đã nói ở trên thì vô hình chung làm cho triết học Mác trở thành nghèo nàn. Mác không phải xem xét quá trình vận động, phát triển của xã hội loài người chỉ theo lát cắt nói trên. Người ta cho rằng Mác không phải xem xét quá trình này chỉ theo một lát cắt mà theo ba lát cắt khác nhau. Cho nên, các hình thái xã hội cũng phải được xem xét một cách toàn diện, nếu tuyệt đối hóa một loại hình nào đó thì dễ mắc phải hoặc là “tả” hoặc là hữu khuynh. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở phương Đông, nơi mà Mác đã chia thành bốn loại "phương thức sản xuất châu Á”(13), thì càng cần phải đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể, có thể bỏ qua chủ nghĩa tư bản nhưng lại không thể bỏ qua “mọi thành quả đã được khẳng định" của xã hội tư bản phương Tây. Bởi vì chủ nghĩa xã hội đang được xây dựng đã "gắn liền với thị trường thế giới do chủ nghĩa tư bản điều hành". Cho nên, cần phải vừa tranh thủ "những thành tựu kinh tế" trong quá trình cạnh tranh với thị trường kinh tế tư bản vừa phải tạo ra những thành quả về sức sản xuất cũng như về văn minh tinh thần cao hơn mà chủ nghĩa tư bản không thể đạt được Như vậy mới có thể chiến thắng và thay thế chủ nghĩa tư bản.(14)
Nói tóm lại, tác động qua lại của triết học và chính trị là vấn đề đầu tiên mà công tác lý luận không thể không quan tâm đến. Triết học là đầu não và giai cấp vô sản là trái tim của một chỉnh thể con người. Giải quyết không đúng quan hệ giữa triết học và chính trị cũng chẳng khác nào đặt sai vị trí của đầu não và trái tim. Nếu “trái tim nhầm chỗ để trên đầu” hay ngược lại, đều không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội hiện thực khoa học. Giải quyết đúng đắn quan hệ giữa triết học và chính trị cũng có nghĩa là trả lại vị trí, chức năng vốn có của triết học. Triết học là loài chim ăn muộn nhất trong những loài chim và cũng là tiếng gà báo thức sớm nhất trong ngày, trước khi vầng đông hé sáng.
Chú thích:
(1) C. Mác và Ph. Ăng-ghen toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.157.
(2) Sđd, tr.165
(3) Sđd, tr.165
(4) Sđd, tr.590
(5)Lạc Chí Cường, Tìm hiểu hệ thống chủ nghĩa duy vật thực tiễn, Quảng Đông cao đẳng giáo dục xuất bản xã, Quảng Châu, 2001, tr. 1(Trung văn).
(6) Trịnh Tường Phúc,... Giáo trình triết học Mác, Thượng Hải, 2001, tr7 (Trung văn).
(7) C. Mác, Pri-drich Ăng ghen tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, t.1, tr. 26.
(8) C. Mác, Pri-drich Ăng ghen tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, t.l, tr. 257.
(9) C. Mác, Luận cương về Feuerbach, C. Mác Pri-drich Ăng ghen tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, t.1, tr.258. Bản dịch ghi "Vấn đề là cải tổ thế giới". Chúng tôi đối chiếu với bản tiếng Đức và các bản dịch khác, xin phép sửa lại là: "thay đổi", chứ không phải "cải tạo".
(10) Sđd, tr.589-590.
(11) Sđd, tr.589.
(12) Các Mác, Pri-drich Ăngghen tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, t.1, tr. 297.
(13) Đó là : thứ nhất, loại hình không có tư hữu ruộng đất; thứ hai, loại hình nông nghiệp kết hợp với công nghiệp, sản xuất tự cung tự cấp; thứ ba, loại hình mà các công việc chung cũng như các công trình công cộng đều do Nhà nước quản lý; thứ tư, loại hình quan hệ huyết thống chặt chẽ.
(14) Lạc Chí Cường, Tìm hiểu hệ thống chủ nghĩa duy vật thực tiễn, Quảng Đông cao đẳng giáo dục xuất bản xã, Quảng Châu, 2001, tr. 306-307 (Trung văn).
Nguồn:Văn hóa đạo đức - NXB TP Hồ Chí Minh
Triết học Mác khác với những triết học trước đó bởi vì nó không chỉ là "giải thích", "chứng minh" mà quan trọng hơn là “thay đổi" thế giới... Tuy nhiên, tự nó, cho dầu có đi "từ dưới đất lên trời” hay "từ trên trời xuống đất" thì cũng chẳng làm được điều mà nó thực sự muốn làm. Cũng như ánh sáng tự nó không thể phát sáng nếu như không dựa vào cái khác nó, triết học cho dầu là "đầu não" cũng không thể tách khỏi “trái tim" là giai cấp vô sản trong cơ thể thống nhất của con người : “Công cuộc giải phóng của người Đức là sự giải phóng con người. Triết học là đầu não của cuộc giải phóng và giai cấp vô sản là trái tim của cuộc giải phóng đó”(10)
Nên nhớ triết học hay chính trị cũng đều xuất phát từ "con người hiện thực" và mục đích cuối cùng cũng là giải phóng con người. Cho nên, đó là "cuộc giải phóng xuất phát từ lý luận cho rằng bản thân con người là bản chất cao nhất của con người"(11). Thống nhất ở "con người" nhưng "đầu não" vẫn là “đầu não" và "trái tim” vẫn là "trái tim". Muốn giải phóng con người thì không thể không xóa bỏ giai cấp, kể cả giai cấp vô sản.
Nhận thức cho đúng tinh thần của triết học Mác quả không phải là điều dễ dàng. Không ai có thể chủ quan cho rằng mình đã ở cuối của chặng đường nhận thức này. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho Liên Xô cũ sụp đổ là do hiểu sai triết học Mác, nếu đều đó là đúng thì càng không thể lơi là chút nào với việc tiếp tục nhận thức cho đúng tinh thần của triết học Mác.
Lý giải triết học Mác ở thế kỷ XIX và ở thế kỷ XXI chắc chắn không thể hoàn toàn giống nhau. Bởi vì bao giờ cái được lý giải cũng gắn liền với không gian và thời gian cụ thể của chủ thể lý giải. Cho nên lý giải luôn gắn liền với "bổ sung", "phát triển". Nếu mục đích của triết học là giải phóng con người thì triết học làm sao có thể thoát ly cuộc sống hiện thực của con người được? Triết học phải cùng thở hơi thở của cuộc sống, và đương nhiên cũng chẳng bao giờ có thể xa rời lý luận được đúc kết từ bản thân cuộc sống, đó là đường lối chính sách của Đảng, mỗi một Nghị quyết là một bước tiến của lịch sử. Triết học mà không chỉ ra được cơ sở lý luận khoa học cũng như tính chân lý của Nghị quyết thì triết học đó cũng chỉ là triết học "từ trên trời xuống".
Từ trước đến nay, một vấn đề quan trọng vào bậc nhất mà không Đại hội Đảng nào không quan tâm, đó là xây dựng mô hình xã hội chu . nghĩa, giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản. Mỗi một kỳ Đại hội đòi hỏi nhận thức sâu sắc hơn một bước về mô hình này, nhất là trong thời kỳ kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Nếu không nhận thức đúng đắn về nó thì rất có thể "sai một ly đi một dặm" cũng là chuyện không có gì ngạc nhiên cho lắm. Thực ra, không làm gì có mô hình xã hội chủ nghĩa hay cộng sản chủ nghĩa nào có sẵn cả nhất là ở các nước phương Đông, nơi mà Mác gọi là phương thức sản xuất châu á, tức là ngay từ đầu, Mác đã thấy nó không hoàn toàn giống như ở phương Tây. Tuy nhiên, dầu là ở phương Tây hay phương Đông thì Mác cũng luôn lưu ý về xu hướng giáo điều thường hay mắc phải :
“Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào ấy là kết quả của những tiền đề hiện đang tồn tại"(l2).
Bức tượng được hình thành từ một khúc gỗ nào đó, vậy bức tượng phải phụ thuộc vào “tiền đề hiện đang tồn tại" của khúc gỗ, chứ không phải ngược lại.
Cũng vậy, chủ nghĩa xã hội không phải là một "lý tưởng" mà hiện thực phải khuôn theo, nhưng từ trước đến nay mọi sách giáo khoa triết học đều chỉ trình bày chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản, theo năm hình thái kinh tế - xã hội và xem đó là quan niệm gần như duy nhất của triết học Mác về quá trình vận động phát triển tất yếu của xã hội loài người. Đương nhiên đây là nguyên lý quan trọng của triết học Mác về động lực của quá trình vận động, về mâu thuẫn thống nhất của con người với tự nhiên và con người với con người.
Thực ra nếu hiểu quan niệm của triết học Mác về quá trình vận động, phát triển của xã hội loài người chỉ theo năm hình thái kinh tế - xã hội như đã nói ở trên thì vô hình chung làm cho triết học Mác trở thành nghèo nàn. Mác không phải xem xét quá trình vận động, phát triển của xã hội loài người chỉ theo lát cắt nói trên. Người ta cho rằng Mác không phải xem xét quá trình này chỉ theo một lát cắt mà theo ba lát cắt khác nhau. Cho nên, các hình thái xã hội cũng phải được xem xét một cách toàn diện, nếu tuyệt đối hóa một loại hình nào đó thì dễ mắc phải hoặc là “tả” hoặc là hữu khuynh. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở phương Đông, nơi mà Mác đã chia thành bốn loại "phương thức sản xuất châu Á”(13), thì càng cần phải đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể, có thể bỏ qua chủ nghĩa tư bản nhưng lại không thể bỏ qua “mọi thành quả đã được khẳng định" của xã hội tư bản phương Tây. Bởi vì chủ nghĩa xã hội đang được xây dựng đã "gắn liền với thị trường thế giới do chủ nghĩa tư bản điều hành". Cho nên, cần phải vừa tranh thủ "những thành tựu kinh tế" trong quá trình cạnh tranh với thị trường kinh tế tư bản vừa phải tạo ra những thành quả về sức sản xuất cũng như về văn minh tinh thần cao hơn mà chủ nghĩa tư bản không thể đạt được Như vậy mới có thể chiến thắng và thay thế chủ nghĩa tư bản.(14)
Nói tóm lại, tác động qua lại của triết học và chính trị là vấn đề đầu tiên mà công tác lý luận không thể không quan tâm đến. Triết học là đầu não và giai cấp vô sản là trái tim của một chỉnh thể con người. Giải quyết không đúng quan hệ giữa triết học và chính trị cũng chẳng khác nào đặt sai vị trí của đầu não và trái tim. Nếu “trái tim nhầm chỗ để trên đầu” hay ngược lại, đều không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội hiện thực khoa học. Giải quyết đúng đắn quan hệ giữa triết học và chính trị cũng có nghĩa là trả lại vị trí, chức năng vốn có của triết học. Triết học là loài chim ăn muộn nhất trong những loài chim và cũng là tiếng gà báo thức sớm nhất trong ngày, trước khi vầng đông hé sáng.
Chú thích:
(1) C. Mác và Ph. Ăng-ghen toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.157.
(2) Sđd, tr.165
(3) Sđd, tr.165
(4) Sđd, tr.590
(5)Lạc Chí Cường, Tìm hiểu hệ thống chủ nghĩa duy vật thực tiễn, Quảng Đông cao đẳng giáo dục xuất bản xã, Quảng Châu, 2001, tr. 1(Trung văn).
(6) Trịnh Tường Phúc,... Giáo trình triết học Mác, Thượng Hải, 2001, tr7 (Trung văn).
(7) C. Mác, Pri-drich Ăng ghen tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, t.1, tr. 26.
(8) C. Mác, Pri-drich Ăng ghen tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, t.l, tr. 257.
(9) C. Mác, Luận cương về Feuerbach, C. Mác Pri-drich Ăng ghen tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, t.1, tr.258. Bản dịch ghi "Vấn đề là cải tổ thế giới". Chúng tôi đối chiếu với bản tiếng Đức và các bản dịch khác, xin phép sửa lại là: "thay đổi", chứ không phải "cải tạo".
(10) Sđd, tr.589-590.
(11) Sđd, tr.589.
(12) Các Mác, Pri-drich Ăngghen tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, t.1, tr. 297.
(13) Đó là : thứ nhất, loại hình không có tư hữu ruộng đất; thứ hai, loại hình nông nghiệp kết hợp với công nghiệp, sản xuất tự cung tự cấp; thứ ba, loại hình mà các công việc chung cũng như các công trình công cộng đều do Nhà nước quản lý; thứ tư, loại hình quan hệ huyết thống chặt chẽ.
(14) Lạc Chí Cường, Tìm hiểu hệ thống chủ nghĩa duy vật thực tiễn, Quảng Đông cao đẳng giáo dục xuất bản xã, Quảng Châu, 2001, tr. 306-307 (Trung văn).
Nguồn:Văn hóa đạo đức - NXB TP Hồ Chí Minh
Đánh giá bài viết?