Triết học là gì? Các vấn đề cơ bản của triết học
1. Triết học
là gì
Đã có rất
nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những nội dung
cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể,
tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói
chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng
và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý.
Khái quát lại,
có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về
thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.
Bài viết tiếp
theo: Nội dung, ý nghĩa quy luật lượng và chất
– Triết học
là một trong những hình thái ý thức xã hội, xét cho cùng, đều bị các quan hệ
kinh tế của xã hội quy định. Dù ở xã hội nào, triết học bao giờ cùng gồm hai yếu
tốt:
+ Yếu tố nhận
thức – sự hiểu biết về thế giới xung quanh, trong đó có con người;
+ Yếu tố nhận
định – đánh giá về mặt đạo lý
– Triết học
đã ra đời trong xã hội chiếm hữu nô lệ (ở phương Tây) và trong thời kỳ chuyển từ
xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến (phương Đông), gắn liền với sự
phân công lao động xã hội – tách lao động trí óc ra khỏi lao động chân tay (sau
lần phân công lao động thứ 2)
– Phù hợp với
trình độ phát triển thấp ở các giai đoạn đầu tiên của lịch sử loài người, triết
học ra đời với tính cách là một khoa học tổng hợp các tri thức của con người về
hiện thực xung quanh và bản thân mình. Sau đó, do sự phát triển của thực tiễn
xã hội và của quá trình tích luỹ tri thức, đã diễn ra quá trình tách các khoa học
ra khỏi triết học thành các khoa học độc lập. Triết học với tính cách là khoa học,
nên nó có đối tượng và nhiệm vụ nhận thức riêng của mình, nó là hệ thống những
quan niệm, quan điểm có tính chất chỉnh thể về thế giới, về các quá trình vật vất
và tinh thần và mối liên hệ giữa chúng, về nhận thức và cải biến thế giới
2. Vấn đề
cơ bản của triết học
– Theo
Ăng-ghen, “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện
đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”. Việc giải quyết vấn đề cơ bản
của triết học là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết
học.
– Vấn đề cơ
bản của triết học gồm hai mặt:
+ Mặt thứ
nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau,
cái nào quyết định cái nào? Nói cách khác, giữa vật chất và ý thức cái nào là
tính thứ nhất, cái nào là tính thứ hai. Có hai cách trả lời khác nhau dẫn đến
hình thành hai khuynh hướng triết học đối lập nhau:
Những quan điểm triết học cho vật chất là tính
thứ nhất, ý thức là tính thứ hai hợp thành chủ nghĩa duy vật. Trong lịch sử tư
tưởng triết học có ba hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật: Chủ nghĩa duy vật
chất phác, ngây thơ cổ đại; Chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình thế kỷ XVII –
XVIII; Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Ngược lại, những quan điểm triết học cho ý thức
là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai, hợp thành chủ nghĩa duy tâm. Chủ
nghĩa duy tâm lại được thể hiện qua hai trào lưu chính: Chủ nghĩa duy tâm khách
quan (Platon, Hêghen…) và chủ nghĩa duy tâm chủ quan (Beccli, Hium…)
Bạn đã nắm
vững kiến thức: Định nghĩa vật chất của Lênin
+ Mặt thứ
hai trả lời cho câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay
không? (Ý thức có thể phản ánh được vật chất hay không, tư duy có thể phản ánh
được tồn tại hay không?). Mặt này còn được gọi là mặt nhận thức.
Các nhà triết học duy vật cho rằng, con người
có khả năng nhận thức thế giới. Song, do mặt thứ nhất quy định, nên sự nhận thức
đó là sự phản ánh thế giới vật chất vào óc con người.
Một số nhà triết học duy tâm cũng thừa nhận
con người có khả năng nhận thức thế giới, nhưng sự nhận thức đó là sự tự nhận
thức của tinh thần, tư duy.
Một số nhà triết học duy tâm khác như Hium,
Can-tơ lại phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. Đây là những người
theo “Bất khả tri luận” (Thuyết không thể biết). Khuynh hướng này không thừa nhận
vai trò của nhận thức khoa học trong đời sống xã hội.
Đối với các
hệ thống triết học, vấn đề cơ bản của triết học không chủ được thể hiện trong
các quan niệm có tính chất bản thể luận, mà còn được thể hiện trong các quan niệm
chính trị – xã hội, đạo đức và tôn giáo, tất nhiên có thể là nhất quán hoặc là
không nhất quán.
Cuộc đấu
tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm xuyên suốt lịch sử phát triển
của tư tưởng triết học và thể hiện tính đảng trong triết học.
Hai mặt vấn
đề cơ bản của triết học này tác động qua lại lẫn nhau.
3. Phương
pháp nhận thức thế giới của triết học
Triết học
nghiên cứu những quy luật chung nhất của tồn tại và tư duy, giúp cho việc nhận
thức và hoạt động cải tạo thế giới. Triết học Mác dựa vào những thành quả của
các khoa học cụ thể, nhưng nó không lấy phương pháp của các ngành khoa học cụ
thể để làm phương pháp của mình. Phương pháp nhận thức chung nhất, đúng đắn nhất
của triết học là phương pháp biện chứng duy vật. Phương pháp biện chứng duy vật
đối lập với phương pháp siêu hình.
Phương pháp
biện chứng và siêu hình xuất hiện rất sớm, từ thời cổ đại. Phương pháp biện chứng
là phương pháp nhận thức sự vật và hiện tượng trong sự liên hệ, tác động qua lại,
vận động và phát triển. Ngược lại, phương pháp siêu hình xem xét sự vật, hiện
tượng trong tách rời, không vận động và không phát triển. Cuộc đấu tranh giữa
phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình cũng là một nội dung cơ bản của
lịch sử triết học.
Phương pháp
biện chứng duy vật xuất hiện từ thời kỳ cổ đại (Biện chứng duy vật thô sơ, mộc
mạc tự phát). Chỉ đến khi triết học Mác ra đời, phương pháp này mời thực sự trở
thành phương pháp triết học khoa học. Phương pháp này giúp cho con người khả
năng nhận thức một cách đúng đắn, khách quan về giới tự nhiên, xã hội và tư duy
và giúp con người đạt được hiệu quả trong hoạt động thực tiễn.
Đánh giá bài viết?