Khái niệm triết học – Cập nhật năm học 2020-2021
Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng
một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) tại một số
trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, ấn Độ, Hy Lạp.
Như vậy, cho dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu,
triết học đã là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của
con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội. Đã có rất nhiều
cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những nội dung cơ bản
giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra
những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của
xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện
nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý.
Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức
lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người
trong thế giới ấy. Triết học ra đời do hoạt động nhận thức của con người phục vụ
nhu cầu sống; song, với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, triết
học chỉ có thể xuất hiện trong những điều kiện nhất định sau đây:
Bổ sung tư liệu
ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc ngôn ngữ là chữ triết
( ); người Trung Quốc hiểu triết học không phải là sự miêu tả mà là sự truy tìm
bản chất của đối tượng, triết học chính là trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của
con người.
ở ấn Độ, thuật ngữ dar'sana (triết học) có nghĩa là chiêm
ngưỡng, nhưng mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để
dẫn dắt con người đến với lẽ phải. ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở
Hy Lạp. Nếu chuyển từ tiếng Hy Lạp cổ sang tiếng Latinh thì triết học là
Philosophia, nghĩa là yêu mến sự thông thái. Với người Hy Lạp, philosophia vừa
mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.
Con người đã phải có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến
khả năng rút ra được cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ.
Xã hội đã phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động
trí óc. Họ đã nghiên cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại
thành học thuyết, thành lý luận và triết học ra đời.
Tất cả những điều trên cho thấy: Triết học ra đời từ thực tiễn,
do nhu cầu của thực tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.
Đánh giá bài viết?