Tư tưởng của C.Mác về công bằng xã hội với dân chủ và ý nghĩa hiện thời của nó

 Tư tưởng của C.Mác về công bằng xã hội với dân chủ và ý nghĩa hiện thời của nó

Phạm Quang Duy



Nguồn: Viện Triết học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

Tư tưởng của C.Mác về công bằng xã hội với dân chủ và ý nghĩa hiện thời của nó

Nguyễn Tài Đông - Trần Tuấn Phong - Cao Thu Hằng (Đồng chủ biên)

Nxb Khoa học xã hội, 2018, 778tr

C.Mác là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại của nhân loại nói chung và giai cấp vô sản thế giới nói riêng. Tư tưởng của ông có ảnh hưởng sâu sắc, mạnh mẽ đến tiến trình phát triển lịch sử của nhân loại và cho đến nay, vẫn có giá trị và sức sống mãnh liệt.

Với C.Mác, giá trị cao nhất, nội dung cơ bản và quan trọng nhất của dân chủ là mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Rằng, chỉ có trong chủ nghĩa xã hội thì dân chủ - với tính cách quyền lực thuộc về nhân dân mới được thực hiện một cách đầy đủ. Theo C.Mác, với tư cách một giá trị, dân chủ phản ánh trình độ phát triển của con người và xã hội trong tiến trình đấu tranh chống áp bức, xóa bỏ sự bất công và xây dựng các giá trị nhân văn – dân chủ, tự do, bình đẳng và hạnh phúc cho con người.

Cùng với dân chủ, C.Mác còn có những tư tưởng sâu sắc về công bằng xã hội với tính cách một quyền cơ bản – quyền ngang nhau của con người trong một quan hệ xác định – quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa nghĩa vụ và quyền lợi.

Lựa chọn Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam, Việt Nam đã và đang tiếp tục kiên định con đường xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó dân chủ và công bằng xã hội – cùng với dân giàu, nước mạnh, văn minh là những mục tiêu cơ bản, quan trọng.

Kỷ niệm 200 năm ngày sinh C.Mác (1818 – 2018) là dịp để các nhà khoa học thế giới và Việt Nam cùng nhìn lại tư tưởng của C.Mác qua lăng kính thực tiễn sinh động, tiếp tục khẳng định những giá trị khoa học và cách mạng trong di sản tư tưởng của ông, đặc biệt là tư tưởng về mối quan hệ giữa dân chủ và công bằng xã hội – những giá trị phổ biến mà nhân loại đã và đang đấu tranh để giành lấy và ngày càng hiện thực hóa vững chắc trong đời sống xã hội tại mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới.

Nhân dịp này, với sự tài trợ của Quỹ Rosa Lucxemburg Stiftung (Văn phòng Đông Nam Á), Viện Triết học xuất bản cuốn sách Tư tưởng của C.Mác về công bằng xã hội với dân chủ và ý nghĩa hiện thời của nó (Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế).

Nguyễn Tài Đông – Trần Tuấn Phong – Cao Thu Hằng (Đồng chủ biên)

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2018, 778tr.

Cuốn sách gồm 3 phần:

Phần I: Quan niệm của C.Mác về công bằng xã hội và dân chủ

Phần II: Giá trị và sự vận dụng quan niệm của C.Mác về công bằng xã hội, dân chủ vào thực tiễn Việt Nam

Phần III: Kinh nghiệm quốc tế về việc vận dụng phát triển quan niệm của C.Mác về công bằng xã hội, dân chủ

Công trình Tư tưởng của C.Mác về công bằng xã hội với dân chủ và ý nghĩa hiện thời của nó (Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế), với sự tài trợ của Quỹ Rosa Lucxemburg Stiftung (Văn phòng Đông Nam Á), đã được dịch và có xuất bản phẩm bằng tiếng Anh

http://philosophy.vass.gov.vn/news/Thong-tin-Tu-lieu-Thu-vien/Tu-tuong-cua-C-Mac-ve-cong-bang-xa-hoi-voi-dan-chu-va-y-nghia-hien-thoi-cua-no-283.html

Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?