CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO QUỐC TẾ TRẦN ĐỨC THẢO - MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC VÀ LỊCH SỬ


CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO QUỐC TẾ
TRẦN ĐỨC THẢO - MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC VÀ LỊCH SỬ
Tran Duc Thao – Some Philosophical and Historical Issues

Thời gian: Thứ 5, ngày 28/12/2023
Địa điểm: Phòng 304 và 307, Nhà E, Trường ĐH KHXH&NV, 336 Nguyễn Trãi, Hà Nội. 
- 07:30 – 08:00: Đón tiếp đại biểu và các học giả tham dự Hội thảo 
- 08:00 – 08:10: Khai mạc, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và các nhà khoa học 
- 08:10 – 08:15: Phát biểu chào mừng của lãnh đạo Nhà trường 
- 08:15 – 08:20: Phát biểu của Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á 
- 08:20 – 09:00: Báo cáo đề dẫn Hội thảo của GS. TS. Trần Văn Đoàn (Đại học Phụ Nhân, Đài Loan): Trần Đức Thảo, Hiện tượng học và Triết học ở Việt Nam 

GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn (Phó Chủ tịch Hội Triết học Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Triết học): Giáo sư Trần Đức Thảo bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử 

PGS.TS. Lê Công Sự (Trường Đại học Hà Nội) và TS. Cao Nguyên (Trường Cao đẳng xây dựng số 1, Bộ xây dựng): Một cái nhìn chung về Trần Đức Thảo và trước tác của ông 

PGS.TS. Phan Thanh Khôi (Học viện CTQG Hồ Chí Minh): “Vấn đề con người” của Trần Đức Thảo và đổi mới nhận thức xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay 

TS. Nguyễn Thị Như (Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN) và TS. Đặng Hà Chi (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội): Quá trình chuyển biến tư tưởng của Trần Đức Thảo từ Hiện tượng học sang Chủ nghĩa duy vật biện chứng 

PGS. TS. Hà Đức Long (Trưởng Khoa Triết học, Học viện Chính trị, Bộ quốc phòng): Tìm hiểu những đóng góp của Trần Đức Thảo trong quan niệm về bản chất con người 

ThS. Nguyễn Thị Thu Trang (Trung tâm Ngôn ngữ Hàn Quốc): Thời gian trong quan niệm của Trần Đức Thảo 

PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền và TS. Nguyễn Thị Hoài (Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN): Giáo sư Trần Đức Thảo với việc bảo vệ quan điểm của triết học Mác về vấn đề con người

PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn (Trường ĐHKH Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN): Trần Đức Thảo về thời gian lịch sử trong tác phẩm “Logic của hiện tại sinh động” 

TS. Phạm Thu Trang và TS. Phạm Hoàng Giang (Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN): Phương pháp luận nghiên cứu con người và nhân cách trong tư tưởng triết học của Trần Đức Thảo 

PGS.TS. Bùi Thị Tỉnh (Học viện chính trị CAND): Nguồn gốc hình thành ý thức, ngôn ngữ từ lập trường hiện tượng học duy vật biện chứng của Trần Đức Thảo 

TS. Phạm Công Thưởng (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng): Phép biện chứng duy vật trong tư tưởng triết học Trần Đức Thảo 

HVCH. Phạm Minh Đức (Khoa Giáo dục Khai phóng, VinUniversity): Nguồn gốc của ý thức: Từ Trần Đức Thảo đến mặt trận tranh luận đương đại giữa quy giản duy vật luận và phản ánh quy giản nhị nguyên luận 

TS. Phan Thành Nhâm (Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) và TS. Lê Thị Vinh (Trường Đại học KHXH&NV): Nhân học Mácxít nhìn từ quan điểm của Engels và Trần Đức Thảo 

ThS. Trần Đăng Dương (Đại học Trưng Vương): Quan điểm của Trần Đức Thảo về một số nội dung của Triết học Kant trong tác phẩm “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng” 

TS. Trịnh Hữu Tuệ (Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ Leibniz): Bút ký về lý thuyết ngôn ngữ của Trần Đức Thảo 

GV. Trần Nhựt Khang (Trường Đại học Cửu Long): Cách tiếp cận Triết học Hegel của Trần Đức Thảo

ThS. Hoàng Thị Duyên (Trường đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh): Những đóng góp của Trần Đức Thảo đối với Triết học Mác – Lênin trong việc lý giải nguồn gốc ý thức của con người 

TS. Nguyễn Thị Kiều Oanh (Học viện An ninh nhân dân): Trần Đức Thảo với hiện tượng học Husserl

ThS. Vi Văn Thảo (Trường Đại học Công nghệ Đông Á): Vận dụng quan điểm nhận thức con người của Trần Đức Thảo trong xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay 

TS. Trần Thị Điểu (Trường ĐHKHXH&NV) và NCS. Nguyễn Thị Thuỳ Giang (HVCT, Bộ Quốc phòng): Trần Đức Thảo phê phán quan niệm về “Ham muốn” và “Thừa nhận” trong Hiện tượng học tinh thần của Hegel 

TS. Nguyễn Tuấn Anh (Viện Triết học, Viện Hàn lâm KHXHVN): Quan niệm của Trần Đức Thảo về sự tha hoá con người 

TS. Mai K Đa và NCS. Ngô Nhị Ngọc Linh (Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN): Trần Đức Thảo luận giải quan hệ chủ - nô trong “Hiện tượng học tinh thần” của Hegel 

TS. Bùi Thị Phương Thuỳ (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh): Vấn đề bản chất con người trong tác phẩm “Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người” của Trần Đức Thảo 

TS. Bùi Lan Hương (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2): Tư tưởng logic học của Trần Đức Thảo trong tác phẩm “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng” 

PGS. TS. Trần Thị Hạnh (Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN): Trần Đức Thảo quan niệm về lịch sử tư tưởng 

PGS. TS. Nguyễn Quang Hưng và TS. Phạm Quỳnh Chinh (Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN): Trần Đức Thảo và Sử học Việt Nam 

TS. Phạm Thị Quỳnh (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội): Cách tiếp cận của Trần Đức Thảo về nguồn gốc của mặc cảm Oedipus trong tác phẩm “Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức” 

PGS. TS. Vũ Công Thương (Trường Đại học Sài Gòn): Tìm hiểu quan niệm về nguồn gốc ngôn ngữ và ý thức của Trần Đức Thảo trong tác phẩm “Tìm nguồn gốc của ngôn ngữ và ý thức” 

TS. Huỳnh Tuấn Linh (Trường Đại học Công Thương Tp. Hồ Chí Minh): Quan điểm của Trần Đức Thảo về nguồn gốc của ngôn ngữ 

TS. Đỗ Quang Huy (Học viện An ninh Nhân dân): Quan niệm của triết gia Trần Đức Thảo về nguồn gốc tự nhiên của ý thức và một số suy ngẫm trước những nghiên cứu mới về sinh lý học 

GS. Patrice Vermeren (Đại học Paris 8): Trần Đức Thảo và hiện tại sống động 

TS. Trần Minh Hiếu và NCS. Phan Thị Hoàng Mai (Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN): Khái niệm “ý thức sống trải” của Trần Đức Thảo 

TS. Trương Thị Quỳnh Hoa (Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN): Vấn đề “thấu niệm” trong Triết học Trần Đức Thảo qua tác phẩm “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng” 

HVCH. Nguyễn Huyền Linh (Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN): Vị trí trực giác trong tư tưởng của Trần Đức Thảo và Henri Bergson 

HVCH. Trần Thị Thúy Ngọc và HVCH. Hoàng Tùng Dương (Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN): Một số điểm tương đồng và khác biệt trong tư tưởng triết học của Maurice Merleau-Ponty và Trần Đức Thảo 

TS. Mai Diệu Anh (Học viện An ninh Nhân dân): Những đóng góp của Trần Đức Thảo đối với Triết học ở Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XX 

TS. Phan Mạnh Toàn (Viện Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh): Sự vận dụng phương pháp luận mácxit trong tiếp cận vấn đề bản chất con người của Trần Đức Thảo

GS. TS. Nguyễn Vũ Hảo (Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN): Phải chăng Trần Đức Thảo là một nhà Marxist hiện tượng học? 

TS. Ngô Đăng Toàn và TS. Đoàn Thu Nguyệt (Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN): Biện chứng giữa chủ thể và khách thể: hiện tượng học và thực tiễn luận Marxist qua phân tích của Trần Đức Thảo



Bổ sung tư liệu
Đánh giá bài viết?